Khi đến nhà người khác như hàng xóm, nhà người quen, nhà bà con, nhà thầy cô giáo,… thì việc bạn dạy trẻ những phép lịch sự là một điều rất quan trọng. Trẻ em thường ngây thơ và thiếu hiểu biết nên đôi khi một vài hành động nhỏ nhặt cũng khiến người khác không hài lòng, làm ảnh hưởng không tốt đến danh dự, uy tín của gia đình bạn.
Đọc thêm: Trí thông minh và tư duy có phải là một?
Vì vậy, việc dạy trẻ những phép lịch sự khi đến nhà người khác không những tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp cho cả đôi bên mà còn giúp bé học tập thêm được những kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử quý báu để ứng dụng sau này.
Những phép lịch sự khi đến nhà người khác mà các bậc cha mẹ nên dạy cho trẻ bao gồm:
1. Gõ cửa trước khi vào nhà
Trẻ nên gõ cửa trước khi vào nhà cho dù đó là nhà của một người hàng xóm, họ hàng hay bạn thân. Bởi vì việc gõ cửa tạo thiện cảm nhất định đối với chủ nhà, làm cho họ không cảm thấy bị làm phiền đến sự riêng tư và cảm thấy mình được khách tôn trọng.
Đọc thêm: 4 Bước giúp trẻ bình tĩnh.
Hãy dãy bé biết gõ cửa trước khi vào nhà người khác
2. Để giày dép ngoài cửa
Ngày nay, gần như tất cả ngôi nhà đều có nền lót bằng gạch men nên việc trẻ để dép ngoài cửa là một sự tôn trọng và một hành động tuyệt đối phải làm để thể hiện sự tôn trọng gia chủ. Nếu trẻ vội vã mang cả dép vào nhà, làm bẩn nền nhà sẽ gây mất cảm tình của chủ nhà đối với bé cũng như cha mẹ bé.
3. Xếp ô để ngoài cửa
Đây là một kỹ năng sống cần thiết khi đến nhà người khác mà trẻ rất dễ quên. Thường khi dùng ô để che nắng, che mưa, trẻ quên xếp ô lại và đi thẳng vào nhà người khác. Điều này thể hiện sự thiếu tôn kính chủ nhà. Đồng thời, hành động mang ô vào nhà còn là điều cấm kỵ mang tính tâm linh đối với nhiều người.
Đọc thêm: 3. Dạy con quản lý và sử dụng tiền như thế nào?
4. Cởi nón, mũ trước khi vào nhà
Tương tự như việc xếp ô trước khi vào nhà, việc trẻ cởi nón, mũ và cúi chào sẽ tạo nên thiện cảm rất lớn dành cho gia chủ. Nếu trẻ đội nón đi vào nhà, nhiều người lớn không hài lòng và thường nói rằng “Nhà không bị dột hoặc nhà không bị thủng nóc”,…
5. Để cặp, túi xách gọn gàng
Đây là một trong những kỹ năng sống mà bạn nên dạy trẻ tập dần cho quen. Khi đến nhà người khác, việc trẻ đặt cặp, túi xách một cách gọn gàng, có nơi có chỗ hợp lý không những làm hài lòng gia chủ mà còn tạo sự thiện cảm của gia chủ đối với cả bé lẫn bố mẹ bé. Nhiều trẻ vô tư, ham vui hay quẳng túi xách, cặp da bừa bãi sẽ làm chủ nhà cảm thấy mình bị thiếu tôn tronglàm chủ nhà cảm thấy mình bị thiếu tôn trọng.
Đọc thêm: Năng khiếu có di truyền không?
6. Không nên từ chối khi được mời ăn uống
Bạn hãy dạy trẻ tính không từ chối khi được chủ nhà mời ăn uống bởi đây là một kỹ năng sống rất cần thiết cho trẻ về sau. Một cái gật đầu chấp nhận lời mời sẽ thể hiện được sự tôn trọng, lịch sự, làm vui lòng chủ nhà hơn là từ chối vì bất cứ lý do nào.
Chào hỏi là phép lịch sự căn bản
7. Chào hỏi và hẹn gặp lại
Tương tự như việc đi thưa về trình của trẻ đối với bố mẹ, việc trẻ chào chủ nhà khi đến và hẹn gặp lại khi ra về là một nghi thức dễ dàng để thực hiện. Đồng thời, điều ấy tạo thiện cảm rất tốt, nói lên được sự quý mến gia chủ của bé dù cho chủ nhà ấy có thân thiết đến mức nào đi nữa.
Đọc thêm: Việc gì nên làm hộ con, việc gì không?
Trên đây là những phép lịch sự cần thiết nhất khi đến nhà người khác mà cha mẹ nên dạy cho bé. Đó chính là những hành động đẹp, những kỹ năng sống cần thiết, không thể thiếu được góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp cho trẻ trong tương lai.
Đọc thêm: Kinh nghiệm hay làm cha mẹ.