Baree đứa con của Kazan

Sách được đóng góp bởi cộng đồng để dành cho cộng đồng mượn về miễn phí.

Đăng ký tham gia dự án Lan tỏa tình yêu đọc sách để mượn sách miễn phí.

Số trang: 292

Giá bìa: 112.000

Book Description

BAREE – ĐỨA CON CỦA KAZAN

Baree – Đứa con của Kazan, lại một câu chuyện cảm động nữa về động vật hoang dã của James Oliver Curwood (12.6.1878 – 13.8.1927) – nhà văn, nhà tự nhiên học nổi tiếng người Mỹ.

Baree là đứa con độc nhất còn lại của Kazan – con chó kéo xe Huski mang một phần tư dòng máu sói, có quãng đời bi tráng và lãng mạn, được James Oliver Curwood kể lại trong tiểu thuyết cùng tên Kazan. Mẹ Baree là Sói Xám vô cùng mạnh mẽ có cuộc đời dữ dội cũng không kém. Baree phản chiếu trung thành hình ảnh của bố mẹ nó, từ những giá trị tốt đẹp, nét mạnh mẽ hoang dã và tinh tế nhạy cảm, đến những biến động đầy bất định của cuộc đời.

Baree thừa hưởng từ cha nó, Kazan, sự nhạy cảm với cái đẹp và sự dịu dàng, đến mức gần như tôn thờ phụ nữ. Chút phần ít ỏi dòng máu chó trong nó luôn nhắc nó nhớ về hơi ấm của con người, của bếp lửa. Còn phần lớn dòng máu sói lại giữ cho nó bền bỉ hơn, quả cảm hơn, khi chủ nhân duy nhất của nó gặp hoạn nạn. Câu chuyện về cuộc đời Baree, oái oăm thay, cũng chính là câu chuyện về những cuộc kiếm tìm cô gái này.

… Tiết trời đã vào mùa hẹn hò, mùa xây tổ mới, và Baree đang trở về nhà. Thế nhưng, con chó lai sói không trở về theo tiếng gọi của mùa hò hẹn, mà trở về vì Cây Liễu. Nó biết chắc cô đang ở đâu đây, có lẽ chỗ vách núi nơi nó nhìn thấy cô lần cuối. Baree ước ao sẽ lại được nô đùa với cô, như cả hai đã từng làm vậy trong một thời gian dài trước đó. Ao ước ấy khiến con chó vô cùng háo hức. Nó nghển đầu nhìn Carvel, rồi cất tiếng sủa nhặng lên, như thể thúc giục anh phải nhanh chân hơn nữa…

James Oliver Curwood dành cả nửa đầu tác phẩm để kể về hành trình trưởng thành và định hình tính cách của Baree. Kinh nghiệm bản thân đã giúp ông có những trang viết chính xác về thế giới đại ngàn, về từng mốc phát triển trong kích thước, hình dạng, tính cách, phẩm chất của con chó lai sói. Từ lúc nó còn là một cục bông lũn cũn coi toàn bộ thế giới là cái hang nhà, cho đến khi nó hoà nhập vào với cuộc sống khắc nghiệt của thiên nhiên bao la, Baree đã trải qua đầy đủ những cung bậc hỉ nộ ái ố, luôn tiềm tàng một khả năng chiến đấu và sức mạnh sinh tồn. Nó học kết bạn với con hải ly Umisk phục phịch, học săn mồi với lũ thỏ và gà gô, học chiến đấu sinh tồn với hai con cú, học cách chung sống hoà hợp cùng có lợi với con gấu to lớn Wakayoo… Thiên nhiên cho nó những bài học đắt giá để lớn mạnh, thiên nhiên cũng cho luôn nó những tri giác về niềm tin, lòng tin cậy; để nó trở thành một con vật đầy bản lĩnh, biết yêu thương cái đẹp của con người, và cũng biết chối bỏ sự bội phản của con người.

… Đôi lúc, lòng căm thù lão Người Quỷ tạm thời biến mất, bởi nó chỉ khát khao được đi theo Cây Liễu (…). Rất nhiều lần nó mơ thấy Cây Liễu, nó nghe thấy giọng nói của cô lúc đang ngủ trong túp lều. Nó lại được nghe thấy giọng cô ngọt ngào gọi nó, tiếng cô cười, và nó thường đứng bật dậy, rùng mình một lúc rồi lại nằm xuống trên chiếc đệm bằng chăn, kèm một tiếng rên khẽ khẽ, não nề. Bất kỳ khi nào nghe thấy tiếng cành cây hay âm thanh khác phát ra từ trong rừng, nó đều nghĩ ngay đó là Cây Liễu. Cô sẽ trở về vào một hôm nào đó. Niềm tin đó đã giúp Baree tồn tại, chẳng khác gì ánh dương hay trăng sao trên bầu trời cao lộng…

Curwood đã từng nói “Nếu các chàng trai và các cô gái, những người đàn ông và đàn bà, có thể mang về nhà mình những chú chim và những con vật hoang dã, để chúng sống trong ngôi nhà của mình một cách tự nhiên như trong hang ổ của chúng, thì chúng ta sẽ hiểu một điều rằng, suy cho đến tận cùng, trái tim chúng cũng đập những nhịp giống như trái tim chúng ta vậy. Ngắm một con chim hót trên cành không nói lên nhiều điều lắm, nhưng nếu sống một mùa với nó, chứng kiến khi nó cặp kè đôi lứa, sinh nở và nuôi con, hiểu được những niềm vui và nỗi buồn của chúng, ta sẽ thấy điều đó có ý nghĩa lớn lao hơn nhiều”.

Không chỉ ở Baree – Đứa con của Kazan, mà trong loạt truyện rừng xanh của mình, James Oliver Curwood luôn mong muốn được kể về đời sống của động vật hoang dã như thực tế chúng từng sống. Ông không muốn nhân cách hóa chúng, không muốn lấy thước đo của con người để đánh giá các giá trị, phẩm chất của loài vật. Chỉ có một điều duy nhất có thể so sánh: chúng cũng là một thực thể sống, giống như con người. Cuộc đời của chúng cũng chứa đựng nhiều bi tráng và lãng mạn, hệt như cuộc đời của mỗi chúng ta.

(Nguồn: Kẹp hạt dẻ)

———————– Đăng ký mượn sách —————————–

Đăng ký tham gia dự án Lan tỏa tình yêu đọc sách để mượn sách miễn phí. Hướng dẫn mượn sách miễn phí:

  1. Liên hệ với Bé tư duy để Đăng ký tham gia dự án Lan tỏa tình yêu đọc sách.
  2. Chọn sách với tình trạng “Có sẵn” trong “Danh mục sách của dự án Lan tỏa tình yêu đọc sách”.
  3. Gửi tin nhắn/email/gọi điện tới Bé tư duy theo thông tin phía dưới để mượn sách.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm sách của Bé tư duy tại đây.

Tìm hiểu thêm thông tin bằng cách liên hệ với Bé tư duy:

  1. Gửi email: betuduy@gmail.com
  2. Fanpage: Bé tư duy
  3. Điện thoại: 0944 122 255