Hai mặt của cách dùng phần thưởng trong giáo dục trẻ

Phần thưởng có tác dụng kích thích, là đòn bẩy để trẻ phấn đấu và cố gắng hơn. Thế nhưng treo thưởng không đúng cách sẽ gây phản tác dụng.

Hiện nay, trong nhiều gia đình, bố mẹ thường dùng tiền thưởng hoặc các món quà mang tính vật chất để làm phần thưởng khuyến khích con trẻ khi con hoàn thành một việc gì đó. Tuy nhiên, khi chúng ta thưởng hoặc phạt đều phải phù hợp với những tình huống cụ thể và tính cách của từng trẻ. Để phần thưởng mang lại hiệu ứng tích cực, cha mẹ cũng cần có nghệ thuật và sự cân nhắc khi thực hiện. Bài viết sau đây sẽ trình bày về vấn đề hai mặt của cách dùng phần thưởng trong giáo dục trẻ.

Đọc thêm: Những câu nói thường ngày có tác dụng khích lệ trẻ của cha mẹ.

Vì sao chúng ta nên thưởng đối với trẻ em

Đặc điểm tư duy của trẻ em rất đơn giản và hầu hết trẻ đều rất thích được thưởng. Phần thưởng có vai trò khích lệ, kích thích, động viên không những trẻ em mà hầu như tất cả mọi người trong công việc, học tập, sinh hoạt,… Riêng đối với trẻ em, trẻ thích được thưởng thường xuyên hơn vì đó là đặc điểm tâm lý bình thường của trẻ (theo nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý).

Bố mẹ không nhất thiết là phải dành cho trẻ phần thưởng lớn, đắt tiền như bộ đồ chơi điện tử, con gấu bông lớn, một bộ xếp hình,… mà đôi khi chỉ cần thưởng cho trẻ một quyển tập, một lời khen, một buổi du lịch thảo cầm viên,…

Theo các nhà nghiên cứu về tâm lý trẻ em, việc cha mẹ thưởng cho con cái sẽ kích thích trẻ học tập hiệu quả hơn, trẻ sống vui tươi hơn, hoàn thành những công việc được bố mẹ giao nhanh chóng hơn và trọn vẹn hơn.

Một vài ví dụ như bố mẹ treo phần thưởng là nếu con làm xong bài tập, con sẽ được đi tham quan sở thú, nếu con rửa bát xong thì con sẽ được một hộp bánh. Hoặc nếu con dọn dẹp phòng ngăn nắp, con sẽ được một hộp bút màu,…


5 thói quen cư xử xấu của trẻ có phần lỗi của người lớn.

7 bước gỡ bỏ một thói quen xấu cho trẻ.


150049878958131thuongchocon_tduw

Phần thường cũng có tác dụng tích cực nhất thời

Mặt tiêu cực của việc dùng phần thưởng trong giáo dục trẻ

Mặc dù nhiều bậc cha mẹ cảm thấy khá hài lòng với phương pháp giáo dục trẻ bằng phần thưởng, bởi kích thích đứa trẻ thực hiện nhiệm vụ được giao nhưng nó vẫn tồn tại những tiêu cực nhất định. Trong rất nhiều hoàn cảnh, lúc đầu trẻ rất hào hứng vì được thưởng nên trẻ học hành rất chăm chỉ. Lâu dần, trẻ như bắt đầu quen với hình thức thưởng khi hoàn thành tốt một việc gì đó nên trẻ bỗng trở nên đua đòi hơn. Chẳng hạn như chỉ vì thích chiếc máy vi tính, trẻ thường xuyên xoay xở, tìm đủ mánh khóe, nói với bố mẹ rằng “Nếu không mua cho con máy vi tính, con sẽ không đi học”.

Theo Thạc sĩ Tâm lý Hoàng Kim Xuyến – Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương cho biết: phần thưởng có tác dụng kích thích, là đòn bẩy để trẻ phấn đấu và cố gắng hơn. Thế nhưng treo thưởng không đúng cách sẽ gây phản tác dụng. Nhiều bậc phụ huynh thường ra giá nếu con học giỏi, mỗi điểm 10 sẽ được thưởng 5.000 đồng. Đây là việc làm tiềm ẩn nhiều khuyết điểm, bởi nó khiến trẻ có suy nghĩ học cho bố mẹ, học chỉ để được lĩnh tiền thưởng của người lớn. Một trong những mặt trái của giáo dục trẻ em bằng phần thưởng chính là làm suy giảm bản năng và động lực tự thân của trẻ.

Đọc thêm: Giúp con rèn luyện 7 thói quen sống để con lớn lên trưởng thành và hạnh phúc.

cha-me-day-con-ky-nang-sinh-ton-1-0449

Cha mẹ nên thưởng trẻ đúng lúc, đúng tình huống

Vậy chúng ta nên làm thế nào

Chính vì thế, lời khuyên của các chuyên gia tâm lý trẻ em đó là: để kích thích tư duy của trẻ, tạo động lực cho trẻ, cha mẹ hãy thưởng ở mức độ vừa phải, không nên trao những phần thưởng có giá trị, quá hấp dẫn. Thay vào đó, cha mẹ nên bồi dưỡng niềm say mê học tập, nghiên cứu cho trẻ hơn là việc thường xuyên treo phần thưởng. Có như thế, chúng ta mới phát huy được mặt tích cực và hạn chế được mặt tiêu cực của việc giáo dục trẻ bằng phần thưởng.

Theo quan điểm của Bé tư duy, nguyên căn của vấn đề dùng phần thưởng để khích lệ trẻ đó chính là từ mong muốn con hăng say học hỏi và khám phá không ngừng. Thế nhưng, phần thưởng bằng hiện vật chỉ là giải pháp ngắn hạn, có tác dụng tức thời. Còn để trẻ thực sự có mong muốn tự tin khám phá cha mẹ cần chú ý đến biện pháp dài hạn đó là giúp con hiểu phần thưởng tốt nhất mà con nhận được chính là sự tiến bộ của con theo từng ngày. Thế nhưng, cũng có nhiều người tham lam quá, khi bắt con giỏi hết cái này đến cái khác khiến con có sức ép rất nặng nề. Thay vào đó, hãy chú ý đến cảm xúc, điểm mạnh và điểm yếu của con để có kỳ vọng thích hợp.

Vậy nên, dùng phần thưởng chỉ là biện pháp ngắn hạn, cha mẹ nên chú trọng thực hiện giải pháp dài hạn hàng ngày để con vừa vui, vừa hứng thú lại hướng đến giá trị đích thực của giáo dục.


Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm hay làm cha mẹ.

Leave a Reply