10 câu nói sâu sắc của Montessori đã trở thành kim chỉ nam trong giáo dục trẻ từ 0-6 tuổi ở nhiều quốc gia

  1. Ung dung nào cũng là kết quả của sự nỗ lực không ngừng.
  2. Đi bộ khiến trẻ như được sinh ra lần thứ hai, khiến cho trẻ từ một người không thể hoạt động trở thành một người có thể hoạt động tự do.
  3. Rõ ràng là dưới sự giám sát nghiêm ngặt, những lời mắng mỏ liên miên và những mệnh lệnh độc đóan của mình, người lớn đã làm phiền và cản trở sự phát triển của trẻ. Bằng cách này, người ta đã dập tắt tất cả nguồn sức mạnh tích cực đang nảy mẩm.
  4. Để có sự tập trung tư tưởng, sự chú ý cần được từng bước khuyến khích. Ban đầu, đó là những đồ vật có thể nhận biết một cách dễ dàng nhờ các giác quan gây hứng thú cho trẻ như: những hình trụ kích cỡ khác nhau, những màu sắc sắp xếp theo sắc độ, những âm thanh để phân biệt, những bề mặt ít nhiều sần sùi để nhận biết khi sờ vào… và như vậy, khả năng nhận biết của trẻ sẽ được hình thành.
  5. Các giác quan là những cơ quan tiếp nhận hình ảnh của thế giới bên ngoài, rất cần thiết cho trí tuệ. Maria Montessori miêu tả trẻ giống như một nhà thám hiểm các giác quan. Quả thực, trẻ nhận thức, tiếp thu và hiểu thế giới quanh mình bằng tất cả các giác quan. Chúng ta hãy khuyến khích điều đó và khuyến khích trẻ giữ cho các giác quan được nhạy bén.
  6. Trí thông minh của trẻ đạt đến một mức độ nào đó mà không cần trẻ phải sử dụng đôi bàn tay của mình, nhưng hoạt động bằng tay giúp cho trí thông minh ấy đạt đến mức độ cao hơn, và trẻ biết tự sử dụng đôi bàn tay của mình sẽ thể hiện một cá tính mạnh mẽ hơn.
  7. Trẻ có một gia đoạn nhạy cảm dành cho việc đặt tên cho các đồ vật. Và nếu người lớn đáp ứng được sự khát khao về từ ngữ một cách thích hợp, họ có thể mang lại cho con mình một vốn ngôn ngữ phong phú và chính xác trong suốt cuộc đời của trẻ.

    Đọc thêm: Giúp trẻ phát triển cái tôi một cách văn minh không khó.
    Phương pháp Montessori đã được rất nhiều nước trên thế giới ưa chuộng

  8. Sự can thiệp vào quá trình làm việc luôn là một trở ngại, nó làm đứt đoạn sự thúc đẩy biểu cảm từ bên trong. Dựa trên sự tôn trọng dành cho trẻ em, tư tưởng của Maria Montessori dành một vị trí quan trọng trong phát triển năng lực sáng tạo của trẻ. Để giúp trẻ trở thành người có khả năng sáng tạo, chúng ta phải cho trẻ nền tảng để trẻ àm chủ được các dụng cụ, vượt qua giới hạn kỹ thuật và bước vào nghệ thuật.
  9. Những suy nghĩ trừu tượng nhất, như suy nghĩ về vũ trụ và thời gian được bộ óc hình dung ra thông qua phương tiện vận động. Vậy nên vận động là cầu nối giữa bộ óc con người và thế giới. Từ khi chào đời tới lúc 3 tuổi, trẻ hình thành khả năng vận động phối hợp và đạt được một trong những đặc trưng căn bản của con người – tư thế đứng. Khi đã đứng vững được trên đôi chân trẻ, trẻ cần có những hoạt động để luyệnt tập tất cả các cơ bắp.
  10. Hãy buông trẻ ra, để trẻ chạy ngoài khi trời mưa, để trẻ cởi giày khi thấy có vũng nước và chạy trên bãi cỏ đẫm sương, hãy để đôi chân trần của trẻ giẫm lên cỏ, để trẻ nghỉ ngơi yên tĩnh dưới bóng cây mà trẻ muốn nằm.

Nguồn tham khảo:

Thấu hiểu con người
Những đứa trẻ trong gia đình
Ngôi nhà trẻ thơ
Phương pháp giáo dục khoa học
100 hoạt động Montessori.

Tìm hiểu thêm về phương pháp Montessori tại:

6 giai đoạn nhạy cảm của trẻ theo Maria Montessori.
Phương pháp Mon hoạt động theo nguyên tắc nào?

Leave a Reply