3 loại thần khí trong giáo dục – Học từ chuyên gia Nhật Bản

♥️3 loại THẦN KHÍ trong giáo dục – Hiểu và thực hiện đúng
*Theo tiến sĩ giáo dục học Shichida Makoto*
 

1. Tình yêu

Trong giáo dục trẻ, điều quan trọng nhất là dành cho trẻ tình yêu thương của bố mẹ. Đừng bao giờ coi nhẹ điều đó. Nếu bố mẹ không biết cách thể hiện tình cảm với con mình, chung sẽ nảy sinh nhất bất ổn tâm lý.
 
Các vấn đề xảy ra trong giáo dục con cái thường là dấu hiệu cho thấy trẻ đã không cảm nhận được tình yêu thương của bố mẹ. Các bậc phụ huynh nên hiểu rằng “Mỗi khi có hành động bất thường là lúc trẻ tìm kiếm tình yêu từ bố mẹ”. Nếu bố mẹ thể hiện tốt tình yêu thương dành cho con, thể nào trẻ cũng sễ mở lòng với bố mẹ để kiếm tìm sự giúp đỡ.
thần khí trong giáo dục
 

2. Nghiêm khắc

Nếu cho trẻ cảm nhận tình yêu trước, trẻ sẽ ngoan ngoãn nghe lời bố mẹ. Ngược lại, nếu cho trẻ sự nghiêm khắc trước thì rất khó khiến trẻ nghe lời. Có câu: “Khẳng định dẫn đến khẳng định, phủ định mang lại phủ định”.
 
Do đó, trước khi phê bình, bố mẹ cần nêu vài ba điểm tốt và khen trẻ, thể hiện tình yêu với trẻ thì trẻ vui vẻ tiếp thu và dễ dàng sửa đổi. Ngược lại, ngay từ đầu trẻ đã nghe những câu như: “Con như lắm. Mẹ sẽ chỉ tha thứ cho con nếu con sửa đổi” tức là làm ngược lại quy trình, phủ định trước, khẳng định sau, thì sẽ chỉ mang đến những phản ứng phủ định tiêu cực từ trẻ như: “Vâng, con hư mà, nên con sẽ không sửa đâu”.
 
Để có được sự nghiêm khắc trong giáo dục thì trong gia đình, rất cần thiết lập và tuân thủ những quy tắc, chuẩn mực nhất định. Ví dụ: Buổi sáng dậy mọi người phải chào buổi sáng, phải xếp chăn màn, phải mở cửa sổ…Ngoài ra, cần có sự thoả thuận về việc xử lý khi ai đó vi phạm các quy định. Làm như vậy, khi có hành động sai trái trẻ sẽ hiểu vì sao bị nhắc nhở hay la mắng…
 
Ngược lại, nếu bố mẹ không đề ra các chuẩn mực để theo dõi mà chỉ la mắng trẻ dựa trên cảm xúc của bố mẹ thì trẻ sẽ không chấp nhận. Chỉ khi gia đình có trật tự nhất định, thì lúc mắc sai lầm nào đó, trẻ mới có cảm giác sợ bố mẹ, sợ bị la mắng nghiêm khắc.
 

3. Tin tưởng

Bố mẹ phải luôn luôn nhìn con mình bằng cặp mắt tin tưởng nhất. Cho dù trẻ có phạm sai lầm đến như thế nào thì cũng không quên làm điều đó. Hình hai trưởng thành của trẻ phản ánh quá trình dạy dỗ của bố mẹ.
 
Đừng cho rằng, khi con ngoan thì nhờ bố mẹ, còn lúc hư thì không phải do lỗi của bố mẹ. Rất nhiều bố mẹ có những lời nói trốn tránh khi con gặp phải vấn đề không tốt, hay có những hành động sai trái, rằng: “Tôi đã không dạy con như vậy. Nó hư là do lỗi của nó” hay “Tôi cũng không hiểu sao chúng lại trở lên như vậy”…Thật đáng tiếc, đó không chỉ là những lời nói nhằm trốn tránh trách nhiệm, mà có nhiều bậc phụ huynh còn thực sự tin tưởng như thế.
 
Chúng ta phải biết rằng nuôi dạy con cái là trách nhiệm của bố mẹ. Nếu bố mẹ nói rằng không hiểu sao con mình lại trở nên như thế, tức là bố mẹ đã phủ nhận trách nhiệm của mình. Những kiểu bố mẹ như vậy, sẽ làm hại tương lai đất nước.
Nguyên nhân của việc trẻ có những hành động sai lầm là, ngay từ khi chúng con nhỏ, bố mẹ đã không dạy cái đúng, cái sai. Bố mẹ là người hình thành nên tính cách của con cái. Nếu ngay từ khi con còn nhỏ, bố mẹ dành cho con tình yêu trọn vẹn, đồng thời nghiêm khắc với những hành vi vi phạm điều cấm kỵ, thì hầu như trẻ sẽ không phạm phải những sai lầm nghiêm trọng.
Trích từ cuốn sách: Cha mẹ Nhật nuôi dạy con như thế nào?

Đọc thêm các bài viết khác tại: Kinh nghiệm làm cha mẹ.

Leave a Reply