Sách được đóng góp bởi cộng đồng để dành cho cộng đồng mượn về miễn phí.
Đăng ký tham gia dự án Lan tỏa tình yêu đọc sách để mượn sách miễn phí.
Số trang: 175
Giá bìa: 78.000
Book Description
Bannertail: The Story Of A Gray Squirrel là tác phẩm của nhà tự nhiên học, họa sĩ, nhà văn lớn người Anh Ernest Thompson Seton (14/8/1860 – 23/10/1946). Đây là một trong những tác phẩm lớn đưa Ông tới Giải thưởng Daniel Giraud Elliot – giải thưởng quốc gia cao quý nhất của Hoa Kì dành cho những công trình khoa học.
Chuyện kể về một con sóc xám còn đỏ hỏn đã bất ngờ mồ côi mẹ, trong một buổi sáng định mệnh, dưới cú phóng gậy chí mạng của một gã nhẫn tâm. Sóc xám bé bỏng bị vứt vào một ổ mèo mới đẻ, với một kết cục định sẵn thường thấy nhất trong giới tự nhiên: nó chắc chắn sẽ trở thành bữa tối cho con mèo mẹ trái tính trái nết. Nhưng không. Tự nhiên cũng còn tồn tại những điều-không-thường-thấy, con sóc mồ côi đã được chính mèo mẹ cưu mang, thậm chí còn được hưởng cả một tuổi ấu thơ dưới mái nhà mèo, trong một tình yêu thương bất chấp dị biệt giống loài.
Bông, như bạn đang thấy, bất ngờ từ những trang truyện đầu tiên.
Bạn sẽ gặp một con sóc con lớn dần lên mà chẳng hề hay biết tổ tiên nòi giống của mình. Nó luôn ý thức mình là một con mèo đuôi bông – một con mèo đuôi bông không hơn, không kém.
Bạn sẽ hồi hộp theo từng bước chân của con sóc nhỏ, trong hành trình đơn độc tìm lại bản thể sóc của chính mình, khi bà mẹ mèo của nó đã bỏ đi, sau trận hỏa hoạn kinh hoàng.
Con-sóc-tưởng-mình-là-mèo-nhà sẽ thế nào khi bị trả về với tự nhiên, bất ngờ bị đẩy sang một cuộc đời mới mẻ đầy lạ lẫm? Bông thiếu thốn mọi thứ, thiếu đồng loại, thiếu kĩ năng sinh tồn, ngay cả những mách bảo từ giống nòi trong nó cũng rất mơ hồ. Từng chút một, Bông phải vật lộn lớn lên, lắng nghe bản thể, tự mình trải nghiệm thực tế, tìm kiếm tình yêu, dựng xây tổ ấm và bảo vệ tổ ấm của mình. Tất nhiên là theo cách của loài sóc.
Ở mùa thu hoạch đầu tiên, Bông khá lúng túng trong việc cất trữ những quả hạch, bởi lẽ nó đã thấy con sóc nào chôn giấu lương thực để mà học hỏi kinh nghiệm đâu!
Do phân vân giữa bản năng bẩm sinh và hoàn cảnh thực tế, lúc đầu Bông còn tách vỏ quả hạch rồi vùi xuống đất thật nhanh, ở bất cứ đâu như dưới bụi cây túm cỏ, hoặc gom lá rụng và rác rưởi phủ kín lên trên. Nhưng thời gian đã cho nó vài bài học mất mát đáng kể, và con sóc xám nhỏ bé đã phát hiện ra rằng, chôn lương thực xuống hố sâu mười phân mới là biện pháp hữu hiệu nhất, để ngăn chặn kẻ khác nhòm ngó. Kì diệu thay, Bông không hề bị ảnh hưởng bởi cách thức cất trữ thức ăn của sóc đỏ và sóc chuột, trong cả suy nghĩ lẫn hành động của nó. Lần này, chỉ có kinh nghiệm thực tế mới giúp con sóc mồ côi dành dụm được thức ăn…
Bông là một tác phẩm hư cấu, nhưng lại được nhiệt liệt đón nhận bởi ý nghĩa nhân văn. Dựa trên những tư liệu sinh học về loài sóc, Ernest Thompson Seton đã tưởng tượng nên một thế giới sóc mang sắc màu cổ tích. Những bài học cuộc sống được nhắc đến rất giản đơn mà gần gụi, rất-sóc mà cũng rất-người:
…Điều đầu tiên cần nhớ là vấn đề vệ sinh. Hãy giữ gìn bộ lông cho sạch sẽ, đặc biệt là lông đuôi. Phải thường xuyên rỉa và chải lông hàng ngày. Đừng thờ ơ với cái đuôi, đó không chỉ là vẻ đẹp mà còn là mạng sống của một con sóc. Luôn phải có ý thức bảo vệ “cái dù bông” – phương tiện để tiếp đất an toàn nhất của mình.
Quy tắc thứ hai là ứng phó khi gặp nguy hiểm. Đang ở dưới đất mà nghe thấy tiếng bước chân dồn dập thì lập tức phải tìm chỗ trốn ngay, đừng có dại mà tò mò thám thính. Tốt nhất là trốn trong hố hoặc chui vào hốc cây to, nằm rạp xuống và giả vờ chết. Cứ để kẻ địch tự đến gần mình, nếu nó muốn, không nên tự nhiên dẫn xác đến chỗ nó làm gì. Gặp chim ưng thì có thể chui vào một bụi cây rậm rạp nào đó, nhưng tốt hơn hết vẫn là một cái hố.
Về thực phẩm, hãy thấm nhuần khẩu hiệu “tích cốc phòng lương”. Nếu tìm được quả hạch khi không đói, phải chôn chúng xuống đất để ăn dần…
Chuyện chôn quả của họ nhà sóc không chỉ dừng lại ở việc cất giấu thức ăn, dù rằng những con vật nhỏ bé ấy không thể ý thức được xa hơn việc đó. Mỗi một mùa, gia đình sóc xám Bông đã chôn giấu ít nhất mười ngàn quả hạch xuống những hố sâu cỡ chục phân, rồi khéo léo vdẻ)ùi đất lên. Nhưng ai dám đảm bảo rằng chúng sẽ bới đủ số quả đã chôn, trong một nền rừng rộng rãi? …Và số quả hạch không được bới, qua một mùa, tất nhiên sẽ thành cây…
Câu chuyện giấu thức ăn đã trở thành câu chuyện của người gieo hạt, một cách thật tự nhiên!
Đó cũng là mối giao ước đời đời giữa cá thể và thiên nhiên.
Hơn ba chục chương truyện nhỏ với biết bao bài học lớn, đã được Ernest Thompson Seton kể lại, vừa khúc chiết vừa nên thơ.
(Nguồn: Kẹp hạt dẻ)
———————– Đăng ký mượn sách —————————–
Đăng ký tham gia dự án Lan tỏa tình yêu đọc sách để mượn sách miễn phí. Hướng dẫn mượn sách miễn phí:
- Liên hệ với Bé tư duy để Đăng ký tham gia dự án Lan tỏa tình yêu đọc sách.
- Chọn sách với tình trạng “Có sẵn” trong “Danh mục sách của dự án Lan tỏa tình yêu đọc sách”.
- Gửi tin nhắn/email/gọi điện tới Bé tư duy theo thông tin phía dưới để mượn sách.
Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm sách của Bé tư duy tại đây.
Tìm hiểu thêm thông tin bằng cách liên hệ với Bé tư duy:
- Gửi email: betuduy@gmail.com
- Fanpage: Bé tư duy
- Điện thoại: 0944 122 255