Công nghệ là một trong những công cụ chính đánh giá sự phát triển của một xã hội tiến bộ. Công nghệ mang đến nhiều kiến thức giúp chúng ta thu hẹp khoảng cách đến gần nhau hơn, đồng thời cũng kích thích não bộ học hỏi được nhiều hơn những điều điều kỳ thú trong cuộc sống hiện nay. Điều này sẽ mang về những kiến thức không chỉ cho người lớn mà còn cho cả những đứa trẻ đang lần đầu tiên bước vào cuộc sống bên ngoài.
Đọc thêm: Kinh nghiệm hay làm cha mẹ.
Công nghệ giúp kích thích não bộ cho trẻ nhỏ ngay từ bé…
Không thể phủ nhận, công nghệ đóng một vai trò lớn trong việc thay đổi cách làm của con em chúng ta trong quá trình học hỏi, giải trí, mối quan hệ với bạn bè và cách cư xử trong xã hội. Tuy nhiên trẻ em rất dễ bị ảnh hưởng bởi những nội dung không tốt khi hằng ngày bên cạnh chúng đầy rẫy những điện thoại di động, máy tính bảng, Internet, video game….
Để có những sự uốn nắn, can thiệp kịp thời và giáo dục tốt tâm lý cho trẻ, bậc cha mẹ hãy cùng tìm hiểu và xem xét tính hai mặt của công nghệ ảnh hưởng lên trẻ nhỏ.
Đọc thêm: 5 quy tắc lịch thiệp trên bàn ăn mẹ cần dạy cho bé.
Những tác động tích cực giúp kích thích não bộ cho trẻ nhỏ
Xuất phát từ những thành công trong nghiên cứu khoa học đã giúp các thế hệ trẻ ngày một tiếp cận với nhiều thành tựu công nghệ hiện đại. Hàng loạt sản phẩm công nghệ cao ngày nay như điện thoại thông minh, máy tính cá nhân, máy tính bảng…luôn tạo ra sự tò mò, ham muốn tìm hiểu cho các trẻ nhỏ. Từ đó, thế hệ tương lai của chúng ta nắm bắt nhiều hơn vào sức mạnh công nghệ, làm tiền đề kích thích não bộ, giúp cho sự phát triển khả năng, tư duy và sáng tạo hơn trong quá trình học tập.
Công nghệ cung cấp cho trẻ em các công cụ mà chúng có thể sử dụng để giải quyết nhiều vấn đề, ví dụ như một bài toán khó, một điều khó hiểu, những hình ảnh không thể trực tiếp,… từ đó đem lại cho trẻ một khả năng vững chắc để học tập một cách độc lập.
Công nghệ, đặc biệt là Internet, cung cấp một lượng lớn các kiến thức và trẻ em có quyền truy cập để tìm hiểu và tiếp thu nhiều thông tin này. Phần mềm máy tính, thiết kế đặc biệt cho việc học tập, cũng có thể là một công cụ tuyệt vời để sử dụng trong học tập kích thích não bộ cho trẻ phát triển và sáng tạo.
Đọc thêm: Thay vì nói KHÔNG với trẻ, mẹ có thể nói theo cách này.
Tác động tiêu cực
Ảnh hưởng đến sức khỏe
Thời gian trước ngồi màn hình thiết bị tỷ lệ thuận với bệnh béo phì: Ngày nay, trẻ em dành nhiều thời gian xem truyền hình, chơi game, dùng máy tính liên tục, cũng vì thế dành ít thời gian tập thể dục, và có xu hướng thích ăn đồ ăn nhanh nhiều chất béo sẽ làm các chất béo tích tụ trong cơ thể và các bé sẽ tức khắc bị bệnh béo phì. Béo phì có thể dẫn đến các bệnh như trầm cảm, tự ti, tiểu đường,… các bệnh này không những tốn kém để điều trị mà còn hết sức nguy hiểm khi tuổi đời của các em còn quá nhỏ.
… nhưng cũng mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực
Ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ trong gia đình
Hầu hết các bậc cha mẹ trong thời hiện đại có ít thời gian hơn với con cái. Thêm nữa, để cho con khỏi quấy khóc, cha mẹ thường chọn giải pháp là đưa con điện thoại hoặc máy tính bảng để con chơi game hoặc xem video, chứ không dành nhiều thời gian để vui đùa cùng con. Dần dần, những điều trên đã kích thích não bộ khiến chúng cảm thấy không thể thiếu được những thói quen này; cảm giác gần gũi, trò chuyện với cha mẹ sẽ dần mất đi. Đến khi đó thì trẻ sẽ thụ động, thậm chí việc nghe lời cha mẹ sẽ là một điều rất khó khăn.
Tóm lại, điều quan trọng nhất cân bằng những tác động tích cực và tiêu cực của công nghệ đối với trẻ em là sự điều độ. Nếu cha mẹ cho phép con cái của mình sử dụng tốt, trong khoảng thời gian nhất định trong ngày, khai thác tối đa kỹ năng của trẻ với những lợi ích của công nghệ thì đó là một điều cực tuyệt vời trong việc nuôi dạy trẻ.
Đọc thêm: Quan điểm dạy con của những tỉ phú nổi tiếng.
Cha mẹ cũng có thể sử dụng công nghệ để nâng cao kinh nghiệm dạy và học, tạo ra những tác động tích cực để kích thích não bộ, phát triển tư duy khi trẻ còn bé. Bậc làm cha mẹ cần phải hướng dẫn con cái hướng tới tương lai bởi vì, sau tất cả, bất kể điều gì tác động từ công nghệ đều là yếu tố quyết định, định hình thế hệ sắp tới của xã hội trong tương lai.
Đọc thêm: Muốn trẻ 2 tuổi tự lập, mẹ cần cho con tự làm các việc sau.