Những tư duy cần rèn luyện cho trẻ dưới 6 tuổi

Khoa học đã chứng minh rằng sự phát triển trí não của trẻ chỉ diễn ra trong giai đoạn đầu đời để đạt từ 25% khi mới sinh ra và sẽ đạt gần 100% trong lượng não của người trưởng thành đến khi trẻ 6 tuổi. Có thể nói 6 năm đầu đời là giai đoạn vàng để phát triển toàn diện trí não của trẻ.

Vì vậy cha mẹ cần tiến hành rèn luyện tư duy cho trẻ một cách có kế hoạch, khoa học và tạo nền móng cho sự phát triển toàn diện về trí tuệ ở trẻ. Trong giai đoạn này, khả năng học tập của trẻ đạt được hiệu quả rất cao, cha mẹ cần khuyến khích và giúp đỡ con sớm hình thành nên những tư duy quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của con.

Đọc thêm: Đặc điểm bán cầu não phải của trẻ.
tuduy1

Tư duy phản biện

Tư duy phản biện giúp trẻ tiếp nhận thông tin chủ động, tìm lập luận phản bác lại kết quả của một quá trình tư duy khác để xác định lại tính chính xác của thông tin. Việc này giúp con trẻ làm chủ kiến thức của mình. Thông qua việc đưa ra các, trẻ sẽ nâng cao được khả năng phân tích và đánh giá thông tin theo thế giới quan của trẻ.

Phản biện không có nghĩa là cho phép trẻ tranh cãi, khư khư bảo vệ ý kiến của mình không tiếp nhận vấn đề dưới các góc nhìn khác nhau. Phản biện nghĩa là đưa ra các lập luận phản biện rõ ràng, logic, có luận chứng, luận điểm cụ thể khi trình bày ý kiến của mình.

Cha mẹ có thể từng bước rèn luyện khả năng tư duy phản biện của con bằng cách thường xuyên đặt câu hỏi cho con, khuyến khích con trả lời và luôn luôn thể hiện bạn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con. Khi con chưa biết nhìn nhận một vấn đề nhiều chiều, cha mẹ nên giúp con liệt kê lý do nên và lý do không nên, so sánh giữa hai bên và đưa ra quyết định. Động viên, khích lệ con đưa ra ít nhất 2 lý do nên và 2 lý do không nên trước khi đưa ra quyết định bất kỳ vấn đề gì.

Cha mẹ nên khuyến khích con thực hiện điều bé suy nghĩ. Kết quả con nghĩ có thể không đúng, cũng không sao, con vẫn đáng nhận được sự cổ vũ từ cha mẹ. Khuyến khích con dám thử và chấp nhận sai, chấp nhận làm lại. Lặp đi lặp lại các quá trình này giúp con làm chủ kiến thức, có chính kiến riêng và có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi. Khi trẻ có tư duy phản biện, bé sẽ luôn tìm được cách giải quyết những vấn đề trong cuộc sống khi lớn lên. Đây cũng là món hồi môn tốt nhất cha mẹ trang bị cho con tự tin bước vào đời.

Đọc thêm: 3 nguyên tắc giúp trẻ chủ động và tự lập.
tuduy2

Tư duy sáng tạo

Tư duy sáng tạo – Sáng tạo không có nghĩa là phải phát minh, sáng chế ra một thứ gì đó mới lạ, cao xa như Thomas Edison, Albert Einstein. Tư duy sáng tạo nghĩa là mở rộng suy nghĩ, học hỏi một cách chủ động và ứng dụng những điều đã học vào đời sống. Sự sáng tạo là kết quả của quá trình: quan sát, phân tích, tưởng tượng, liên tưởng, so sánh, khái quát, phân loại. Vì vậy để phát triển tư duy sáng tạo của trẻ, cha mẹ cần:

Tích cực ủng hộ những ý nghĩ mới lạ của con.
Dũng cảm chấp nhận những cách trả lời câu hỏi tư duy, cách giải toán khác với lời cô giảng. Quan trọng là con dám tư duy và tìm hướng giải khác dù đó là cách ít an toàn.
Sẵn sàng giải đáp tất cả các thắc mắc và câu hỏi của trẻ ngay cả khi con bắt bẻ lại những vấn đề đã được khẳng định trước đó.
Tạo điều kiện để con thực hiện ý tưởng sáng tạo của mình. Sau khi hoàn thành dự án của con, tập cho con đánh giá, tổng kết hiệu quả ý tưởng của mình và nhận lại những phản hồi từ những người xung quanh.
Khuyến khích cho trẻ không ngại nghĩ, không ngại phát biểu ý kiến của mình, không sợ sai và thỏa sức tưởng.Chỉ có như thế, đứa trẻ mới có cơ hội để “sáng tạo” chứ không lười nhác lặp lại những gì người khác nói.
Đồng hành cùng con, bất chấp những ý kiến trái chiều xung quanh miễn sao việc sáng tạo của con không gây hại cho người khác.
Tư duy sáng tạo giúp trẻ biết kết hợp thao tác quan sát với phân tích, liên tưởng, khái quát và đưa ra được những phương án giải quyết vấn đề phù hợp. Phát triển tư duy sáng tạo giúp con bạn trở thành người năng động, biết xắn tay vào giải quyết mọi vấn đề dù khó hay dễ và hơn hết giúp bé có những trải nghiệm thú vị riêng cho bản thân.

Đọc thêm: Phương pháp phát huy tiềm năng của trẻ.
tuduy3

Tư duy tích cực

Thái độ sống tích cực chính là nguồn cội của cho cuộc sống vui vẻ và yên bình. Thái độ tích cực lại không phải là phản xạ tự nhiên của con người mà là kết quả của hành trình học hỏi, rèn luyện trong một thời gian dài. Cha mẹ hãy giúp bé sớm hình thành nên thói quen sống và tư duy tích cực.

Đọc thêm: 4 trò chơi giúp trẻ phản ứng nhanh.

Dạy bé luôn cười và khuyến khích bé chia sẻ cảm xúc

Điều tốt đẹp và có sức lan tỏa nhất trên thế giới này chính là nụ cười. Nụ cười sẽ mang đến cho bé tình yêu thương của mọi người xung quanh và những người bạn tốt. Nụ cười giúp bé vượt qua những điều chưa như ý muốn trong cuộc sống. Và để bé có thể cảm nhận và thấu hiểu sức mạnh của nụ cười, cha mẹ hãy là tấm gương gần gũi, chân thật nhất của bé. Hãy dạy bé nhìn ra khía cạnh tốt đẹp từ mọi việc diễn ra xung quanh bé. Ví dụ: khi bé cùng bố mẹ đi chơi và gặp mưa giữa đường, cha mẹ hãy cùng con chỉ ra những điều tốt đẹp mà cơn mưa mang lại như: cây cối được uống đủ nước, lá được gột rửa sạch sẽ,…. Việc luôn tìm kiếm những điều tốt đẹp từ cuộc sống xung quanh sẽ giúp bé hình thành thói quen nhìn nhận mọi việc theo chiều hướng tích cực, nhẹ nhàng.

Đọc thêm: Bản đồ tư duy là gì?

Dạy bé thái độ nhiệt tình

Trong thế giới của trẻ em, những công việc như nấu cơm, tưới cây, dọn nhà là những việc rất thú vị, các bé thậm chí còn xem đó như trò chơi lới. Chính vì vậy bé thường rất hào hứng với những “trò chơi” đó. Vì vậy các phụ huynh đừng e ngại để con phụ giúp, bé sẽ học được rất nhiều điều bổ ích qua những hoạt động đó. Tuy nhiên, trẻ em rất ham vui nhưng lại chóng chán nên con có thể hào hứng lúc đầu nhưng sau đó lại chán nản bỏ dở và giữa chừng. Mẹ hãy dạy bé cần phải nhiệt tình, phấn chấn để hoàn thành công việc đó. Hãy nói với bé, mẹ cần sự giúp đỡ của bé như thế nào nên bé bỏ dở công việc sẽ làm mẹ gặp khó khăn ra sao. Được mẹ thừa nhận tầm quan trọng của mình, bé sẽ sớm học được bài học về tinh thần trách nhiệm.

Ngoài ra, hãy cho bé tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời với gia đình và bạn bè, bé sẽ có cơ hội tiếp xúc với những điều thú vị từ cuộc sống muôn màu, giúp bé luôn hào hứng, vui vẻ.

Đọc thêm: Các tế bào não bộ kết nối với nhau như thế nào?
tuduy4

Dạy con biết yêu bản thân

Yêu bản thân không có nghĩa là ích kỷ, thiếu quan tâm đến người khác. Có yêu thương bản thân, úy các con mới có thể quý trọng bản thân, biết tự tin và dũng cảm để thử, để trải nghiệm những điều mới mẻ trong cuộc sống, cũng như biết tránh xa các thứ nguy hại cho con sau này.

Quá trình hình thành và phát triển những tư duy quan trọng trên đây của trẻ cần sự hỗ trợ tốt nhất của cha mẹ. Vì thế, cha mẹ hãy hiểu và luôn sẵn sàng đồng hành cùng con trên hành trình tuổi thơ tươi đẹp.

Đọc thêm: Trí thông minh và tư duy có phải là một?

Leave a Reply