5 Quy tắc lịch thiệp trên bàn ăn cha mẹ cần dạy con càng sớm càng tốt

Bài viết về tư duy tài chính cho trẻ:

1. Có nên dạy trẻ sớm về tiền bạc?

2. Bí mật cách người Do Thái dạy con về tiền bạc.

3. Dạy con quản lý và sử dụng tiền như thế nào?

4. Sơ đồ tư duy là gì?


Với trẻ nhỏ, có nhiều vấn đề cha mẹ sẵn sàng “để sau học cũng không sao”. Song có những thứ thuộc về phép tắc, mà nếu cha mẹ không uốn nắn con ngay từ nhỏ thì sẽ hình thành thói quen xấu và có thể trở thành tính cách của trẻ sau này. Một trong số đó là 5 quy tắc lịch thiệp trên bàn ăn mà cha mẹ cần dạy con càng sớm càng tốt.

Victor Hugo từng khẳng định rằng: “Một đứa trẻ được dạy bảo tốt sẽ trở thành người tốt”. Người tốt là người có nhân cách tốt, hiểu phép tắc, lễ nghĩa, được nhiều người mến yêu.

Để trở thành người như vậy, cha mẹ phải chú ý uốn nắn, dạy dỗ con từ những vấn đề cơ bản, tưởng chừng như “nhỏ nhặt” nhất. Đó là quy tắc lịch thiệp trên bàn ăn.

Đọc thêm: Phương pháp phát huy tối đa tiềm năng của trẻ

qt1

Đầu tiên, đó là dạy trẻ biết “mời”

Ở bất cứ đâu cũng vậy, người nhỏ tuổi phải có lời mời trước và sau bữa cơm là một quy tắc mà ai cũng cần phải biết và thực hiện. Lời mời còn là một nét văn hóa thể hiện sự lịch thiệp, tôn trọng những người lớn tuổi trong bữa ăn. Nếu như văn hóa Việt quan niệm “lời chào cao hơn mâm cỗ” thì ở phương Tây, họ không chỉ mời mà còn chúc nhau những lời tốt đẹp.

Muốn rèn cho trẻ thói quen này, trước tiên chính cha mẹ phải trở thành tấm gương cho trẻ học tập. Từ 2 tuổi trở lên, trẻ đã hình thành lối “tư duy bắt chước”.

Do vậy, mỗi ngày cha mẹ nên “mời” con trẻ trước, bộc lộ cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc để con hào hứng bắt chước lại. Rồi dần dần dạy cho trẻ nhận thức rằng “chỉ có trẻ ngoan mới biết mời mọi người trước khi ăn”. Đến một lúc nào đó, bạn sẽ được con nhắc nhở phải mời mọi người trong gia đình nếu chẳng may bạn lỡ quên vì lí do nào đó.

Đọc thêm: Bài tập phát triển tư duy cho trẻ tại nhà.

Thứ hai, dạy trẻ ngồi ngay ngắn trong khi ăn

Dù ngồi theo mô hình bàn ăn hay gia đình quây quần lại, thì quy tắc cha mẹ cần dạy con càng sớm càng tốt đó là ngồi ngay ngắn trong khi ăn.

“Trẻ nhỏ thường hiếu động, không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ”- đó là suy nghĩ của hầu hết mọi người. Chính vì lý do đó mà cha mẹ, ông bà với quan niệm “trẻ con phải thế” đã hình thành thói quen xấu cho trẻ ngay từ nhỏ, để con thoải mái đùa nghịch, chạy nhảy trong lúc ăn.

Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển của con (con mải chơi mà biếng ăn, hoặc chạy nhảy nô đùa có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến dạ dày từ sớm) mà còn ảnh hưởng đến cách cư xử của trẻ ở nơi công cộng như hàng quán, chỗ đông người.

Thời gian đầu, có thể con còn khóc, bỏ ăn hoặc “ăn vạ” cha mẹ. Song chỉ một thời gian kiên trì và nghiêm khắc, con không những thực hiện được quy tắc này mà còn rèn được sự tập trung trong khi ăn một cách tối đa.

Đọc thêm: Tìm hiểu về não trái của trẻ.

qt2

Thứ ba, dạy trẻ không “kén cá chọn canh”

Nếu để ý, sẽ rất dễ để nhận ra trong bữa cơm, trẻ thường đưa ra vô vàn “yêu sách”: Con không ăn món ăn này, con đòi phải bỏ gia vị này nọ ra khỏi món đó thì mới ăn… Nếu cha mẹ “lỡ” đáp ứng một lần thì rất có thể lần sau con lại tiếp diễn như vậy.

Điều này cực kỳ xấu xí, bởi nếu con đã hình thành thói quen đó thì không chỉ trong bữa cơm gia đình mà khi ra ngoài, con vẫn sẽ tiếp tục giữ thói quen “kén cá chọn canh”, ảnh hưởng đến mọi người.

Mặt khác, chiều theo yêu cầu của trẻ được chọn thích đồ ăn này, không thích đồ ăn kia là gián tiếp làm con thiếu hụt những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển nếu tình trạng đó tiếp diễn lâu dài.

Đọc thêm: Bạn đang cho con trải qua tuổi thơ như thế nào?

qt4

Thứ tư, dạy trẻ chỉ ăn khi được cho phép

Một trong những nguyên tắc cơ bản để cư xử lịch thiệp trên bàn ăn đó là ăn khi được cho phép.

Trẻ nhỏ chưa thể tư duy đúng sai, phải trái nếu chưa được dạy dỗ, uốn nắn. Nhiều gia đình bỏ qua vấn đề này, do đó con trẻ thường rất tự nhiên, thấy đồ ăn là tự nhiên lấy ăn ngay, không xin phép, cũng không hỏi ý kiến cha mẹ, người lớn.

Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý vấn đề này và dạy trẻ càng sớm càng tốt. Đây không chỉ là quy tắc lịch thiệp trên bàn ăn mà còn là vấn đề an toàn cho con. Nếu không dạy dỗ, nhắc nhở con, phân tích cho con hiểu và ghi nhớ thì rất có thể trẻ ăn phải đồ ăn không được phép, đồ ăn độc hại rất nguy hiểm.

Đọc thêm: Thay vì nói KHÔNG với trẻ, mẹ có thể nói theo cách này.

Thứ năm, dạy trẻ biết nói lời cảm ơn

Dạy con trẻ biết nói lời cảm ơn cũng là quy tắc quan trọng trong năm quy tắc lịch thiệp trên bàn ăn mà cha mẹ cần dạy con từ sớm. Dạy con biết nói lời cảm ơn người nấu ăn không chỉ thể hiện cách ứng xử lịch sự, mà đó cũng là dạy con biết trân quý thành quả lao động của mọi người.

Sự nhận thức, thái độ, cách ứng xử của con sau này phụ thuộc rất lớn vào cách dạy dỗ của cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ nên ghi nhớ để uốn nắn trẻ càng sớm càng tốt, bởi “dạy con từ thuở còn thơ”. Và còn bởi những gì cha mẹ dạy trẻ từ những năm tháng đầu đời sẽ là hành trang theo con trên suốt chặng đường đời sau này nữa.

Mời bố mẹ đọc thêm nhiều bài viết khác tại đây.

Leave a Reply