Vai trò của giấc ngủ với sự phát triển của não bộ

Theo các nhà khoa học và những nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng, giấc ngủ có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển não bộ của trẻ, nhất là trong 3 năm đầu đời.

Đọc thêm: Người lớn có cần tôn trọng trẻ em?

1. Sự phát triển não bộ ở trẻ có mối quan hệ gì với giấc ngủ?

Trẻ mới sinh có đầu với kích thước lớn hơn bình thường để phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của não bộ. Lên 2 tuổi, não bộ đã chiếm 4/5 kích thước của não bộ người trưởng thành. Hầu hết tế bào đã được hình thành trước khi sinh nhưng các kết nối và các khớp thần kinh được hình thành trong thời thơ ấu.

Đối với trẻ sơ sinh, giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển não bộ của trẻ. Nếu trẻ ngủ không đủ hoặc không ngon giấc sẽ khiến các phản xạ trở nên chậm chạp hơn. Trong khoản thời gian bé ngủ, các khớp thần kinh trong não kết nối các tế bào thần kinh hoạt động ít hơn, não có thể tiết kiệm năng lượng, được nghỉ ngơi, tái tạo và sẵn sàng để giúp trẻ học hỏi vào sáng hôm sau.

Theo bác sĩ Ines Wilhelm, viện tâm lí học y khoa và sinh lý học thần kinh học của Đại học Tubingen kết luận: “ Ở trẻ nhỏ, việc hình thành kiến thức rõ ràng dường như là một khả năng đặc biệt của giấc ngủ ở tuổi thơ ấu”.

Một nghiên cứu được thực hiện trên 11000 trẻ em, và phát hiện ra rằng trẻ em có thời gian ngủ bất thường từ khi sinh ra đến 3 tuổi sẽ có tác động tiêu cực trong các kỹ năng như đọc sách, toán học và nhận thức về không gian. Điều này chứng tỏ rằng giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của não trong 3 năm đầu tiên của cuộc đời.

Các tế bào não bộ kết nối với nhau như thế nào?
Phương pháp phát huy tối đa tiềm năng của trẻ

giấc ngủ của trẻ

2. Vai trò của giấc ngủ đối với sự phát triển não bộ của trẻ

Giấc ngủ ngon giúp trẻ phát triển tim mạch tốt: Trẻ sơ sinh càng có giấc ngủ sâu, đều đặn thì não bộ của trẻ càng phát triển, trẻ tiếp thu kiến thức tốt, phản ứng rất nhanh, nhớ lạo khá kỹ những vật dụng chúng đã nhìn thấy.

Giúp trẻ kháng khuẩn tốt: Giấc ngủ ngon khiến trẻ khỏe mạnh hơn, sức đề kháng cũng tốt hơn để phòng ngừa và kháng lại các loiaj vi khuẩn có hại cho cơ thẻ, từ đó giúp trẻ hạn chế bị ốm vặt hay cảm cúm…

Giúp trẻ tăng khả năng tiếp thu: Sau khi trẻ được ngủ giấc say và sâu thì trẻ sẽ vui vẻ và nhanh tiếp thu hơn các hoạt động bên ngoài, tăng khả năng giao tiếp và trí nhớ của trẻ.

Giúp trẻ tăng khả năng tập trung: Trẻ luôn có những giấc ngủ ngon điều đó đồng nghĩa với việc trẻ có sức khỏe tốt. Chính nhờ sức khỏe tốt mà trong lúc chơi hoặc học hỏi trẻ luôn dành được sự chủ động, thích sự tò mò, khám phá điều mới và tập trung cao độ.

Trong những năm tháng đầu đời của trẻ, việc trẻ ngủ đủ giấc và sâu giấc tự nhiên có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần đặc biệt quan tâm và đảm bảo giấc ngủ của trẻ sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho việc phát triển sau này của trẻ.


Đọc thêm:

Trí thông minh của con hoàn toàn do gen từ cha mẹ?
Cách rèn luyện trí nhớ cho trẻ dưới 6 tuổi.
4 trò chơi giúp trẻ phản ứng nhanh.
5 bài tập vận động tốt cho trẻ 1-3 tuổi.
Khi nào cần dạy kỹ năng sống cho trẻ?

Leave a Reply