6 phản xạ không điều kiện ở trẻ sơ sinh

Trước hết chúng ta cần hiểu, phản xạ là những phản ứng của cơ thể trước các tác động của môi trường. Có phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Trong đó phản xạ không điều kiện có trước, phản xạ có điều kiện có sau. Các phản xạ có điều kiện được hình thành trên cơ sợ phản xạ không điều điện.

Đọc thêm: Những miếng bọt biển hạnh phúc – Câu chuyện dạy trẻ yêu thương.

Phản xạ không điều kiện có đặc điểm gì?

  • Mang tính chất bẩm sinh, di truyền theo giống loài do các thế hệ trước truyền lại, giúp trẻ dễ dàng thích ứng với môi trường sống thay đổi, đảm bảo được sự tồn tại và phát triển của cá thể.
  • Phản xạ không điều kiện có cơ chế điều khiển là tủy sống và các phần dưới vỏ não. Phản xạ không điều kiện có bản chất sinh học, phù hợp với sự phát triển theo quy luật tự nhiên của đứa trẻ, sự phát triển hoặc thoái lùi của một phản xạ không điều kiện nào đó phụ thuộc nhiều vào sự phát triển cơ thể.
  • Sự phát triển của phản xạ không điều kiện tạo ra những hành vi bản năng của trẻ (ăn, uống, tự vệ, sinh đẻ đảm bảo giống loài…).
  • Phản xạ không điều kiện là cơ sở sinh lí của những bản năng, nhu cầu sinh học, trên nền tảng này, các phản xạ có điều kiện phức tạp ra đời và phát triển.

Như vậy, để có thể chăm sóc trẻ với những điều kiện tốt nhất giúp trẻ phát triển cơ thể một cơ thể khỏe mạnh là nền tảng phát triển tâm lí phong phú cho trẻ.

Tìm hiểu về khả năng lưu trữ thông tin của não bộ.
Khám phá vùng điều khiển não bộ trong não của trẻ.

Có 6 phản xạ không điều kiện ở trẻ em

Theo N.I.Kranogoxki, trẻ sơ sinh đã có 6 phản xạ không điều kiện đó là:

  • Phản xạ con ngươi mắt (co giãn đồng tử). Con ngươi dưới tác động của cường độ ánh sáng khác nhau có phản ứng khác nhau. Trên cơ sở phản xạ này hình thành phản xạ có điều kiện giúp trẻ tiếp nhận các kích thích ánh sáng, màu sắc, kích thước, độ lớn của sự vật hiện tượng tạo nên ấn tượng về thế giới bên ngoài.
  • Phản xạ mút, bú (ăn uống). Phản ứng với những kích thích là thức ăn, giúp trẻ tiếp nhận dinh dưỡng nuôi sống cơ thể.
  • Phản xạ Babinxki – Ngón chân cái uốn lên, co dụt chân khi mặt da bàn chân bị kích thích. Trên cơ sở phản xạ này hình thành nên các dạng vận động dịch chuyển cơ thể sau này như đi, đứng, chạy, nhảy…
  • Phản xạ Rôbinsơnxki – Khi chạm một vật nào đó vào lòng bàn tay trẻ, trẻ nắm chặt ngay. Trên cơ sở phản xạ này hình thành nên các dạng vận động tinh khéo như cầm, nắm, tháo mở… Nếu phát triển bình thường đến tháng thứ 2 phản xạ này nhường chỗ cho phản xạ nắm có chủ ý.
  • Phản xạ định hướng. Từ định hướng âm thanh (tai) đến định hướng bằng thị giác (mắt). Nhờ có loại phản xạ này mà trẻ lĩnh hội được những thông tin cần thiết giúp trẻ thích ứng được với môi trường sống, cũng như phối kết hợp hoạt động của các giác quan.
  • Phản xạ tự vệ. Phản ứng của cơ thể trước những kích thích không có lợi từ môi trường sống. Trẻ hắt hơi khi hít thở phải khói bụi độc hại, nháy mắt, co tay lại khi gặp vật kích thích không có lợi, trẻ khóc, nôn… là những biểu hiện của phản xạ tự vệ.

Trên nền tảng của các phản xạ không điều kiện nêu trên, nhiều phản xạ có điệu điều kiện được thành lập, nhờ có hoạt động của hai loại phản xạ này mà chức năng tâm lý của trẻ phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.

Nguồn tham khảo: Sách “Sự học và sự phát triển tâm lý trẻ em lứa tuổi mầm non” NXB Đại học Huế, chủ biên Nguyễn Văn Thu.

Tìm hiểu thêm các bài viết được ưa thích tại:

5 bài tập vận động siêu tốt cho trẻ dưới 1 tuổi.
Những nỗi sợ rất tự nhiên ám ảnh trẻ 0-6 tuổi.

Leave a Reply