Góc nhìn khoa học: Nguồn gốc của sự sợ hãi ở trẻ

Trẻ em thường hay sợ rất nhiều điều, từ những điều có thật cho đến những điều không tồn tại. Nguyên nhân chủ yếu là vì tư duy của trẻ còn non nớt, chưa từng trải, chưa có kinh nghiệm trong cuộc sống và nhiều điều còn rất mới mẻ đối với trẻ. Do đó, trẻ thường có thái độ sợ sệt, nhút nhát và bẽn lẽn khi đối mặt với chúng. Vậy nguồn gốc của sự sợ hãi ở trẻ em là gì? Làm thế nào để giúp trẻ vượt qua nỗi sợ ấy? Mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo bài viết sau đây.

Đọc thêm: Góc nhìn chuyên gia: 5 tình huống hoang đường trong nuôi dạy trẻ.

1. Nguồn gốc của sự sợ hãi

Nghiên cứu gần đây của Tiến sĩ Adam Perkins – nhà khoa học chuyên ngành Thần Kinh học tại bệnh viện Maudsley – thủ đô Luân Đôn – Vương quốc Anh đã tiến hành nhiều cuộc kiểm tra sự liên quan khi xuất hiện cảm giác sợ hãi với hoạt động của não bộ bằng cách kết hợp quét cộng hưởng từ MRI tại vùng não được xác định là nơi kiểm soát sự lo lắng, tâm trạng, cảm xúc của con người.

Sau 9 tháng tiến hành nghiên cứu trên một nhóm tình nguyện viên, trong đó, chính Tiến sĩ Perkins cũng tự mình tham gia thí nghiệm, nhóm nghiên cứu của ông đã đưa ra kết luận rằng: trong não bộ có tồn tại một khu vực não được coi là trung tâm của nỗi lo lắng, sợ hãi. Vùng não này nằm ngay trong vùng não trung tâm – hippocampus, bên trong thùy thái dương và chính là vùng não chi phối khả năng kiểm soát trí nhớ và khả năng nhận thức của con người. Theo dõi trên màn hình quét cộng hưởng từ MRI cho thấy: bất cứ khi nào cảm giác sợ hãi xuất hiện, vùng não trung tâm hippocampus lại hoạt động và biểu hiện trên hình ảnh là các vùng phát sáng giống như một đám pháo hoa.

Thông thường, khi cảm giác lo lắng, sợ hãi xuất hiện, con người sẽ trở nên “cứng đờ” cơ thể. Đó cũng chính là triệu chứng xuất hiện khi chúng ta phải đối mặt với những nhiệm vụ khó khăn. Khoa học gọi hiện tượng này là sự ức chế hành xử do một vùng trên não bộ điều khiển. Điều này lý giải cho việc tại sao một số người trở nên bị cứng người khi sợ hãi hoặc khi đối mặt với một nguy hiểm đang xuất hiện, trong khi đó một số người khác lại vẫn có khả năng giữ được bình tĩnh để đối mặt với mối đe dọa và xử lý được nó.

sự sợ hãi dưới góc nhìn khoa học

 

Riêng đối với trẻ em, hầu hết các trẻ đều bộc lộ ra những nỗi sợ hãi ở một giai đoạn nào đó của cuộc đời. Những nỗi sợ hãi thông thường gồm có bóng tối, tiếng ồn, các loài động vật to lớn, sợ đi lạc, sợ ngủ một mình, sợ ma, sợ đám đông,… Đôi khi, nhiều trường hợp trẻ em còn trở nên vô cùng lo sợ rằng chúng sẽ mất mẹ hay cha vì bệnh hoạn hoặc mất đi.

Có thể bạn quan tâm: Khám phá 6 nỗi sợ hãi tự nhiên điển hình ở trẻ dưới 6 tuổi.

2. Làm gì khi trẻ cảm thấy sợ hãi

Xuất phát trên cơ sở hiểu được nguồn gốc của sự sợ hãi, cũng như biết được sự non nớt trong tư duy của trẻ, để giúp trẻ bớt sợ hãi và mạnh dạn hơn, bố mẹ nên thực hiện những hành động sau đây:

  • Đừng giễu cợt những nỗi sợ hãi của trẻ. Cho dù những nỗi sợ hãi đó có vẻ ngớ ngẩn hoặc vô lý, nhưng đối với trẻ thì nó rất nghiêm trọng. Cha mẹ nên cố gắng đừng bực bội, nóng giận.
  • Hãy lắng nghe những nỗi sợ hãi của trẻ, ghi nhận những nỗi sợ ấy và cho trẻ biết rằng cha mẹ sẽ sẵn sàng giúp đỡ trẻ.
  • Hãy cho trẻ có thời gian khắc phục những nỗi sợ hãi, có thể sẽ mất vài tuần, vài tháng hoặc lâu hơn.
  • Bố mẹ nên nói chuyện với trẻ em về những nỗi sợ hãi, việc làm này sẽ giúp cho những nỗi lo sợ bớt dồn dập hơn.

 

4 sai lầm kinh điển mà cha mẹ nào cũng từng mắc phải.
5 quy tắc lịch thiệp trên bàn ăn mẹ cần dạy cho bé.
  • Giải thích một cách đơn giản và hợp lý về những nỗi sợ chưa đúng của trẻ.
  • Hãy đồng cảm với trẻ về những nỗi sợ và cho trẻ biết bạn đã khắc phục nó như thế nào.
  • Tránh nói với trẻ rằng không có gì đáng sợ, bởi vì câu nói này hàm ý rằng bố mẹ không hiểu cảm xúc của trẻ.
  • Hướng cho trẻ nghĩ đến những gì sẽ làm cho trẻ cảm thấy bớt sợ hãi, cảm thấy lạc quan hơn. Chẳng hạn như nỗi sợ hãi của trẻ liên quan đến bóng tối hoặc ban đêm, thì bố mẹ hãy nói về các ngọn đèn đêm, dùng một món đồ chơi để làm vệ sĩ,…

Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn nguồn gốc của sự sợ hãi nói chung và nỗi lo sợ của trẻ em nói riêng. Từ đó, bố mẹ hãy có những hành động đúng đắn nhằm thay đổi tư duy của trẻ, giúp trẻ suy nghĩ lạc quan hơn và xóa bớt đi những nỗi lo sợ trong tâm trí của mình.


Đọc thêm:

Thay vì nói KHÔNG với trẻ, mẹ có thể nói theo cách này.
Muốn trẻ 2 tuổi tự lập, mẹ cần cho con tự làm các việc sau.
Bức thư xúc động của thầy hiệu trưởng gửi cha mẹ học sinh.

Leave a Reply