Tìm hiểu về khả năng lưu trữ thông tin của não bộ

Cấu tạo não bộ của trẻ em hay của con người nói chung có nhiều tiến bộ hơn so với động vật ở khả năng lưu trữ thông tin. Theo các nhà khoa học, não người có khả năng như một bộ nhớ có dung lượng rất lớn để lưu trữ rất nhiều thông tin. Nhờ vào khả năng này mà con người có thể ghi nhớ nhiều sự vật, hiện tượng, thời gian, kiến thức,… nhằm tái hiện lại mỗi khi cần thiết. Đối với trẻ em, khả năng lưu trữ thông tin của bộ não giúp trẻ ghi nhớ được rất nhiều điều trong cuộc sống thông qua trải nghiệm, dạy dỗ, học hỏi,… và là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển về sau. Qua bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về khả năng thú vị này của bộ não, các bạn nhé!

Tìm hiểu về não trái của trẻ.
Đặc điểm não bộ của trẻ sơ sinh.
Removing word with pencil's eraser, Erasing memories
Removing word with pencil’s eraser, Erasing memories

1. Cấu tạo não bộ giữ vai trò gì trong khả năng lưu trữ thông tin

Theo các nhà khoa học, cấu tạo não bộ có vai trò rất quan trọng và quyết định phần lớn khả năng lưu trữ thông tin của não. Khả năng này còn gọi là trí nhớ. Một điều tất nhiên là trí nhớ của những trẻ khác nhau thì không giống nhau, có trẻ nhớ lâu, có trẻ dễ quên.

Khả năng lưu trữ thông tin làm cho mỗi con người là một cá thể duy nhất và tạo ra một dòng chảy liên tục trong suốt cuộc sống của chúng ta. Sự hiểu biết về cách mà não bộ lưu trữ thông tin là một bước quan trọng trong quá trình khám phá bản thân con người.

Cấu tạo não bộ của con người lưu trữ thông tin trong những tế bào thần kinh (nơ-ron) và tại những khớp nối (synapses) giữa các tế bào này với nhau. Mỗi khái niệm thể hiện trong não sẽ được tượng trưng bằng một mạng kết nối, một tín hiệu khác nhau giữa các tế bào thần kinh. Sự hình thành những thông tin ghi nhớ xảy ra khi các khớp kết nối giữa nhiều tế bào thần kinh trở nên mạnh hơn và liên kết mới được hình thành.

Các tế bào não bộ kết nối với nhau như thế nào?
Phương pháp phát huy tối đa tiềm năng của trẻ

blackboard

2. Cấu tạo não bộ ở người có tương tự như máy vi tính trong chức năng lưu trữ thông tin hay không?

Bộ não con người là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh, được hình thành từ hàng triệu năm tiến hoá. Những lý thuyết phân tâm học vào những năm 1960 đã từng so sánh bộ não với máy tính vì trong thời đại đó, chúng ta thiếu một sự so sánh tương tự tốt hơn để giải thích hệ thống đặc biệt này. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu bắt đầu nhận thấy được rằng việc tạo ra một hệ thống máy vi tính có khả năng thay thế chức năng của não là một thách thức đầy khó khăn cho các nhà khoa học hiện đại.

Chính vì vậy, cấu tạo não bộ của chúng ta rất đặc biệt, khả năng lưu trữ thông tin rất tốt và có thể nói là rất diệu kỳ. Việc nghiên cứu cơ chế ghi nhớ thông tin của não bộ vẫn còn nhiều ẩn số. Tuy nhiên, có một nghiên cứu đã công bố rằng dung lượng bộ não con người tương đương với toàn bộ các trang web trên thế giới. Do đó, khả năng lưu trữ thông tin, ghi nhớ ở con người là vô cùng to lớn và không thể đưa ra một con số cụ thể.

Qua những thông tin thú vị trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã phần nào hình dung được khả năng lưu trữ thông tin của bộ não như thế nào rồi phải không? Trên cơ sở đó, các bậc cha mẹ đừng quá lo ngại rằng con mình sẽ không nhớ nổi những gì học hỏi được, bởi lẽ cấu tạo não bộ của trẻ là hoàn toàn phù hợp cho việc học hỏi và ghi nhớ thông tin từ ít đến nhiều.


Đọc thêm bài viết hay tại: 

Chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển não bộ.
Trẻ thường có năng khiếu gì? Biểu hiện như thế nào?
Trí thông minh và tư duy có phải là một?
Năng khiếu có di truyền không?
Kích thích não bộ là gì?

Leave a Reply