Các biểu hiện sớm cần chú ý ở trẻ có năng khiếu

Việc phát hiện sớm năng khiếu của trẻ rất quan trọng để phụ huynh có thể bồi dưỡng và kích thích não bộ, phát triển năng lực cho trẻ. Trẻ có năng khiếu thường có ý chí, đam mê với hoạt động đặc biệt nào đó. Vậy làm sao nhận ra năng khiếu sớm ở trẻ lứa tuổi mầm non?

Đọc thêm: Tìm hiểu về nếp nhăn trên não trẻ.

phát hiện năng khiếu sớm cho trẻ

Trẻ có năng khiếu âm nhạc

Trẻ vô cùng thích thú với các loại âm thanh của các nhạc khí. Khi tiếng nhạc cất lên kích thích não bộ trẻ lập tức thôi quấy khóc. Ngón tay tương đối dài, đặc biệt là ngón tay trỏ và út. Chỉ sau hơn 3 tháng, trẻ đã biết phát âm các nguyên âm cơ bản; trên dưới 1 tuổi có thể tập trung nghe ca khúc và phản ứng tâm trạng theo những giai điệu vui, buồn…

Năng khiếu thể thao

Trẻ thường hiếu động, hoạt bát, sớm biết biết đứng, biết đi, cơ thể mạnh khoẻ, dẻo dai, linh hoạt hơn so với các bạn cùng trang lứa.

Trẻ có năng khiếu bẩm sinh về hội hoạ

Những đứa trẻ có năng khiếu này rất sớm hứng thú với màu sắc và tranh ảnh; có thể chú ý rất lâu đến những đồ chơi có màu sắc khác nhau; có sức quan sát và bắt chước tương đối nhanh.

Đọc thêm: 5 bài học dành cho cha mẹ.

Năng khiếu bẩm sinh về văn học

Riêng năng khiếu này thì phải đợi trẻ biết đi, biết nói mới biểu hiện. Ví dụ, trẻ có năng khiếu về văn học thì thích nghe hát ru, sớm biết nói, phát âm chuẩn xác, tương đối đúng ngữ pháp, trí nhớ tốt hơn hẳn các bạn cùng độ tuổi.

Tài năng toán học kích thích não bộ của trẻ từ nhỏ

Khi trẻ mới tập nói đã có thể đếm tới hàng trăm không nhầm lẫn, ở tuổi mẫu giáo, chưa biết chữ, có thể tính nhẩm, cộng trừ nhân chia tới hàng trăm. Trên dưới một tuổi trẻ đã kích thích não bộ biết phân biệt to nhỏ, dài ngắn, nhiều ít đối với đồ chơi hoặc các vật thể khác. Đặc biệt, vài trường hợp có trẻ chưa biết chữ đã biết chơi cờ, giải câu đố…

Đọc thêm: Tìm hiểu về khả năng lưu trữ thông tin của não bộ.

nêp nhăn trong não 2

Một số lưu ý khi dạy trẻ có năng khiếu

Cha mẹ lưu tâm đến những gì trẻ thể hiện để vạch hướng phát triển đúng đắn. Đây là điều hết sức cần thiết vì sẽ tránh được các ngộ nhận hoang tưởng khiến con cái thì quá tải còn cha mẹ lại mệt mỏi vì thất vọng.

Cha mẹ nên tạo điều kiện, phương tiện tốt nhất có thể cho trẻ học tập và rèn luyện để trẻ kích thích não bộ phát triển năng khiếu ngày một tốt hơn.Ví dụ như cho trẻ tham gia các buổi ngoại khóa, các lớp thể thao, âm nhạc, hội họa,.. sẽ giúp trẻ rèn luyện và trau dồi tốt hơn, toàn diện hơn. Thêm vào đó, không nên áp lực quá đối với trẻ, như là con cần phải thế này, thế kia. Sự thiếu hiểu biết như vậy chỉ làm thui chột tài năng vốn có của trẻ mà thôi.

Nếu đã biết con mình có khiếu thì các bậc phụ huynh nên trao đổi với nhà trường và giáo viên dạy trực tiếp trẻ. Điều này giúp trẻ dễ dàng hòa nhập môi trường đồng thời nhanh chóng nhận được cách dạy dỗ hiệu quả từ giáo viên nhưng vẫn gắn với sự phát triển cá biệt của trẻ.

Đọc thêm: 4 điều cha mẹ cần nhớ khi cho trẻ đi biển chơi.

Nếu được thì cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ chơi với bạn bè có cùng năng khiếu. Trẻ sẽ dễ thích ứng với môi trường năng khiếu như nhau, do đó hòa nhập và phấn đấu thi đua tự khắc trẻ sẽ tiến bộ hơn. Tất nhiên điều này chỉ mang ý nghĩa tương đối. Bởi vì không phải ai cũng làm được và làm đúng hướng, đúng quy luật phát triển của trẻ.

Trẻ sẽ dễ bị hụt hẫng nếu cha mẹ không đáp ứng, thậm chí nản lòng khi cha mẹ không lưu tâm trả lời câu hỏi của trẻ. Vì vậy cha mẹ cần dành thời gian nghiêm túc để trả lời trẻ. Cha mẹ nên chú ý khen thưởng, khuyến khích trẻ chia sẻ từ đó hiểu trẻ hơn và kích thích não bộ hứng thú ham hiểu biết của trẻ.

Lắng nghe trẻ trình bày các ý kiến của mình, khuyến khích trẻ phát biểu và giúp xây dựng sự tự tin vào bản thân ở trẻ. Chủ động giúp trẻ theo đuổi sở thích. Đừng gay gắt nếu trẻ không thỏa mãn được đòi hỏi hay kỳ vọng nào quá từ bạn.Và điều quan trọng là nếu trẻ có năng khiếu về lĩnh vực nào thì giáo dục theo hướng phát triển về lĩnh vực đó.

Leave a Reply