CÓ NÊN DẠY CON CÁCH CHI TIÊU TỪ NHỎ?

Tiền bạc là một vấn đề cực kỳ nhạy cảm trong cuộc sống. Vì thế, nên bắt đầu dạy con ở độ tuổi nào, dạy con nhận thức về tiền bạc ra sao vẫn là nỗi băn khoăn của nhiều mẹ.

1

Có thể mẹ chưa biết

Xã hội càng phát triển, các chỉ số đánh giá khả năng của con người càng cao. Trước đây có IQ( thông minh), EQ( cảm xúc), AQ(vượt khó), SQ( biểu đạt ngôn ngữ). Nhưng để con phát triển toàn diện, nhiều mẹ Việt thường không biết đến hoặc bỏ qua chỉ số FQ( finance quotient)- thể hiện năng lực quản lý tài chính cực kỳ quan trọng.

Nguyên Tổng thống Mỹ George.Bush từng khẳng định: “Chú trọng bồi dưỡng chỉ số thông minh làm giàu giúp con người ta tự tin và có được năng lực cao nhất để thực hiện các ước mơ của mình”.

Tỷ phú Warren Buffett- cha đẻ của cuốn sách “The essays of Waren Buffet” cho biết: “Cha đã dạy tôi về tiền bạc từ khi còn nhỏ và những bài học đó ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc đời tôi sau này”.

Chỉ số FQ trong xã hội ngày nay quan trọng cũng giống như chỉ số để sinh tồn. Bản thân các mẹ nếu không được học cách quản lý tiền bạc, thì tự bản thân phải trải nghiệm, phải mắc lỗi rất nhiều khi lớn lên mới có thể rút ra kinh nghiệm.

Ngày nay, nếu không định hướng kịp thời cho trẻ tư duy về việc kiếm tiền, quản lý tiền bạc thì các bé rất dễ có tư duy lệch lạc, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của bé và cuộc sống sau này.

Nên dạy con cách quản lý tiền ở độ tuổi nào?

2

Thông thường, mọi lời khuyên về quản lý tiền bạc cho trẻ đều cho rằng nên bắt đầu càng sớm càng tốt. Theo các chuyên gia, độ tuổi tốt nhất để định hướng và dạy trẻ cách tư duy về tiền bạc nên bắt đầu từ 3 tuổi.

Nhiều mẹ thường hoài nghi về con số này, nhưng thực tế, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh, đây là độ tuổi thích hợp nhất bởi ở độ tuổi này, não bộ phát triển nhất giúp trẻ tiếp thu một cách cực kỳ nhanh chóng.

Nhà văn Gào ( Vũ Phương Thanh) cũng từng có bài viết chia sẻ về lý do cô dạy bé Bìn cách tiêu tiền từ rất sớm. Do đó, chỉ mới 4 tuổi nhưng bé Bìn đã biết thương mẹ đi làm vất vả, không đòi mua váy, mua quà, bé còn biết dặn mẹ “tiết kiệm tiền đừng mua gì cho Bìn nữa”.

Cách truyền đạt đơn giản nhất cho con là gì?

Cha mẹ là người gần gũi nhất và tiếp xúc nhiều nhất với con cái. Chính vì vậy, để con cảm nhận được điều mà chúng ta muốn truyền đạt, định hướng cho con, thì chính cha mẹ phải là người làm gương để con thấy đầu tiên.

Trước hết, cha mẹ nên đọc sách nghiên cứu sâu về chỉ số FQ để có được kiến thức và phương pháp khoa học đúng đắn. Việc dạy dỗ cho con là cả một quá trình. Vì thế, nên vận dụng sao cho con cảm thấy tự nhiên, thoải mái nhất. Tránh biến các phương pháp đó thành quy tắc để o ép gò bó con sẽ bị phản tác dụng.

3

Một vài cách thức cơ bản cha mẹ dạy con cách tiêu tiền như sau:

Thứ nhất, bản thân chúng ta phải thật sự biết trân quý đồng tiền, từ đó luôn thể hiện cho con thấy tình yêu, sự trân trọng với từng đồng tiền kiếm được, dù là tiền lẻ. Thường xuyên tâm sự với con cách cha mẹ kiếm tiền như thế nào, phải làm việc vất vả ra sao để con hình dung và cảm nhận được giá trị của đồng tiền.

Thứ hai, cha mẹ nên lấy những ví dụ thật gần gũi để con tiếp thu được dễ dàng hơn. Vừa rèn luyện tư duy về mặt logic, tính toán cho con, vừa giúp con hiểu vấn đề mà cha mẹ muốn truyền đạt.

Thứ ba, khi con đã nhận thức và hiểu sơ bộ, chúng ta có thể cho con đi siêu thị, đi mua sắm để con được “thực hành” những ví dụ trước đó. Cho con được tự ý lựa chọn những thứ con thích để xem con tiếp thu như thế nào. Nếu không cho con mua thì con sẽ phản ứng ra sao. Từ đó, cha mẹ có phương hướng điều chỉnh cách dạy cho con phù hợp.

Tuyệt đối không nói những điều tiêu cực, về “mặt trái của đồng tiền”. Nếu định hướng lệch lạc, các bé có thể ghét tiền hoặc có những cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của các bé.

Dạy con cách quản lý tiền bạc từ nhỏ là điều nên làm đối với mỗi bậc cha mẹ. Hãy là những bậc cha mẹ thông thái để trẻ được phát huy một cách toàn diện về cả thể chất và tinh thần.

Lan Anh.

Leave a Reply