Đã từng có những đứa trẻ mắc chứng bệnh mất cảm giác đau (chúng ta thường nhầm tưởng là đứa trẻ dũng cảm)

Lưu ý: Cảm giác đau có thể khơi dậy sự cảnh giác của con người, có tác dụng bảo vệ cho cơ thể.

Trước năm 3 tuổi, cảm giác đau của cậu bé phát triển rất chậm, trong khi những đứa trẻ khác sợ tiêm thì cậu lại không hề cảm giác được chút nào về sự đau đớn, không hề có bất cứ phản ứng không vui vẻ nào. Người nhà ban đầu rất vui, cứ ngỡ là cậu bé gan dạ dũng cảm, là một đứa trẻ hiểu chuyện, nhưng sau một lần bị tai nạn giao thông, chân của cậu bé bị bánh xe chèn qua, máu chảy lênh láng, vậy mà cậu bé cũng chỉ khóc thút thít vì sợ, đến khi được mẹ ôm vào lòng là nín ngay. Đến lúc này mọi người mới phát hiện ra cậu có vấn đề, kết quả giám định của bệnh viện cho thấy, cậu mắc phải chứng thiếu hút cảm giác đau.

(Nguồn ảnh: Bút Cùi Bắp, Ảnh minh họa)

Qua vài năm điều trị, trước khi vào học, cậu bé đã bắt đầu tiếp cận với sự đau đớn thông thường, nhưng cậu vẫn có đôi chút không thích ứng, những cơn đau phát tác khiến cậu cảm thấy sợ hãi, và chúng cũng không thể ngay lập tức thay đổi thói quen của cậu bé. Khi chơi đánh trận cùng các bạn, cậu không biết cách trốn nên thường bị thương mà những động tác và lực đánh của cậu thường mạnh nên khiến các bạn bị đau. Cuối cùng, do không thể hòa nhập vào cuộc sống tập thể, cậu bắt buộc phải nghỉ học ở nhà.

(Theo sách: Cẩm nang nuôi dạy con theo phương pháp Montessori – Quốc Tú Hoa Dịch – NXB Phụ nữ).

Lời nhắn của bé tư duy: Hãy lưu ý tới các biểu hiện không bình thường ở trẻ và đi khám chuyên khoa khi cần. Tuy nhiên, đây cũng là những bệnh lạ, không phổ biến nên bạn không phải quá lo lắng khi chưa theo dõi đầy đủ và chưa nhận được sự tư vấn của bác sĩ.

Đọc thêm các bài viết về Montessori tại đây:

6 giai đoạn nhạy cảm của trẻ theo Maria Montessori.
Phương pháp Mon hoạt động theo nguyên tắc nào?

 

Leave a Reply