7 Thói quen để trẻ trưởng thành (The 7 habits of happy kids)
1. Chủ động – Tự chịu trách nhiệm
Học cách tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình và đừng đóng vai nạn nhân nữa.
Thực hiện từng bước nhỏ:
- Lần sau khi con thấy chán, hãy làm gì đó có ích cho người khác.
- Hôm nay hãy thử làm một việc gì đó mà trước giờ con vẫn sợ. Kết bạn mới, đưa tay phát biểu trong lớp, hay chà toilet.
- Lần sau khi con nóng giận và muốn nói điều gì đó không tốt, hãy cắn chặt lưỡi lại và đừng nói gì hết.
- Nếu con làm gì sai, hãy nói xin lỗi trước khi người khác bắt con làm thế.
Đọc thêm: Cần chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi có em như thế nào?
2. Bắt đầu khi đã xác định trước điều mình muốn – Lên kế hoạch
Học cách viết ra những mục tiêu của mình “mục tiêu mà không viết ra thì chỉ là ước muốn”. Sau đó lên kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó.
Thực hiện từng bước nhỏ:
- Soạn sẵn quần áo cho ngày mai trước khi đi ngủ.
- Lấy giấy và bút ra rồi viết 3 mục tiêu mà ocn muốn thực hiện. Để mảnh giấy ở một chỗ nào con có thể thấy.
- Kể cho bố mẹ nghe con muốn làm gì khi lớn lên.
- Ai trong chúng ta cũng có việc cần phải làm cho tốt hơn, chẳng hạn như làm bài tập nhà, đánh răng mỗi tối, hay nghe lời bố mẹ. Hãy chọn ra một việc con cần làm tốt hơn và bắt đầu thực hiện nó.
Đọc thêm: 5 điều cha mẹ nên làm để khích lệ tinh thần cho trẻ.
3. Ưu tiên việc cần thiết – Làm trước, chơi sau
Con người nói chung thường có xu hướng làm các việc dễ trước. Nếu bố mẹ không dạy trẻ cách ưu tiên các việc cần thiết trước thì chúng sẽ không thể sắp xếp công việc một cách hợp lý và vẫn cứ tiếp tục trì hoãn.
Thực hiện từng bước nhỏ:
- Hãy cho bố mẹ biết những công việc hay trách nhiệm quan trọng nhất của con là gì? Tập đàn piano? Dọn giường? Làm bài tập? Đem rác ra ngòai?
- Ngày mai hãy làm bố mẹ bất ngờ bằng cách hoàn thành nhiệm vụ trước cả khi bố mẹ bắt con làm chúng.
- Lần sau khi con có bài tập về nhà, hãy làm phần khó nhất trước.
- Hãy nghĩ đến một việc nào đó con đã trì hoãn lâu, như dọn phòng, bơm bánh xe, hay là sửa ngăn tủ bị hư. Con thử làm ngay đi.
Mục tiêu con bạn đến với thế giới có phải là để hạnh phúc?
4. Nghĩ cho đôi bên cùng có lợi – Mọi người cùng thắng
Cách nghĩ đôi bên cùng có lợi, hay lúc nào cũng nghĩ đến lợi ích của người khác như của chính mình thực sự là một thói quen tinh thần tuyệt vời mà bạn có thể dạy cho bọn trẻ.
Thực hiện từng bước nhỏ:
- Con hãy thử hỏi một người lớn nào đó xem quy luật vàng là gì. Khi biết rồi thì con hãy thử áp dụng quy luật đó.
- Hãy thử sống nguyên một ngày mà không nhăn nhó, trề môi hay than vãn xem.
- Lần sau khi con muốn cãi nhau giành đồ chơi với bạn, hãy nghĩ xem: “Làm sao để bạn cũng vui?”.
- Hãy làm một tấm “áp phích điều ước”. Bắt đầu bằng việc kẻ một đường dọc giữa tờ giấy. Cắt những thứ con thích (chẳng hạn như nông trại kiến) từ tạp chí ra và dán lên một bên. Bên còn lại, con hãy dán những điều bố mẹ muốn (chẳng hạn như phòng gọn gàng sạch sẽ). Hãy cùng bố mẹ xem tấm áp phích đó. Sau đó hãy nghĩ xem làm thế nào để những điều của con lẫn bố mẹ mong muốn đều trở thành sự thật.
Đọc thêm: 6 cách giúp một đứa trẻ hoạt bát hơn.
5. Cố gắng hiểu, rồi sẽ hiểu – Lắng nghe trước khi nói
Ở trường, chung ta được dạy cách đọc, viết và nói nhưng không ai dạy ta cách lắng nghe – một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Chỉ nghe bằng tai không thì chưa đủ bởi vì trong lời nói chỉ chứa đựng chưa đến 10% thông tin giao tiếp. Những phần còn lại nằm ở ngôn ngữ cơ thể, âm sắc và cảm xúc truyền đạt qua giọng nói.
Thực hiện từng bước nhỏ:
- Hãy cố gắng thử không nói tiếng nào trong suốt 1 giờ đồng hồ. Hãy quan sát mọi người chung quanh và lắng nghe xem họ đang nói gì.
- Hãy nghĩ đến một người nào đó con quen mà con cho rằng họ giỏi lắng nghe. Bà? Bố? Bạn? Vì sao họ lại là những người giỏi lắng nghe.
- Lần sau khi một người bạn của con đang buồn, con hãy nhìn vào mắt hoặc những cử chỉ của bạn ấy. Hãy nói cho họ biết con thấy họ đang buồn và con muốn giúp họ.
6. Hợp lực – Hợp sức sẽ có kết quả tốt hơn
Trân trọng những điểm khác biệt và làm việc cùng nhau để đạt được một giải pháp tốt nhất. Đó là khi 1+1=3 hoặc có khi là hơn thế nữa.
Thực hiện từng bước nhỏ:
- Viết ra ba việc con cảm thấy mình giỏi. Rồi viết ra 3 việc mà con nghĩ là những người xung quanh con giỏi.
- Xem đội thể thao con thích thi đấu. Đặc biệt chú ý xem các cầu thủ đã chơi thành đội như thế nào.
- Bàn xem thế nào là một thành viên tốt hay một thành viên chưa tốt trong đội.
Đọc thêm: Bài tập phát triển tư duy cho trẻ 0-6 tuổi tại nhà.
7. Mài lưỡi cưa – Cân bằng là tốt nhất
Ai trong chúng ta cũng sẽ cảm thấy thoải mái và cân bằng hơn khi dành thời gian để làm mới 4 thành phần cấu tạo nên con người chúng ta: cơ thể, trái tim, đầu óc và tâm hồn.
- Trong hai đêm liên tục hãy đi ngủ sớm và xem khi thức dậy sẽ thấy sảng khoái như thế nào!
- Trong một tuần liên tục hãy đọc sách 20 phút mỗi ngày.
- Hôm nay hãy đi chơi với ai đó mà lâu rồi con chưa chơi cùng.
- Đi đến một nơi nào đó ngòai trời mà con thích, chẳng hạn như công viên hay bờ song. Khi đến đó rồi, hãy nghĩ đến những việc khiến con vui, như nghĩ về bà, chú cún ở nhà, một món đồ chơi mà con thích.
Nguồn: Trích trong cuốn sách cùng tên “7 thói quen để trẻ trưởng thành (The seven habits of happy kids)”.
Bố mẹ có thể trở thành thành viên Thư viện Bé tư duy để Mượn sách miễn phí hoặc Xem giá và đặt mua theo nhu cầu.
Tìm hiểu thêm:
Kinh nghiệm hay của cha mẹ trong việc xây dựng tư duy tích cực cho trẻ.