4 nguyên tắc lắng nghe để hiểu “thấu lòng” con trẻ

 

Đối với trẻ em, vì tư duy của trẻ còn non nớt nên còn khá nhiều điều người lớn, cha mẹ chưa thể hiểu rõ ý muốn của trẻ. Trong thời gian qua, đã có không ít những vụ việc đáng tiếc liên quan đến trẻ em xảy ra khiến các bậc phụ huynh và cộng đồng xã hội lo ngại. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hậu quả không mong muốn là sự thiếu quan tâm, lắng nghe trẻ em của người lớn, của các bậc phụ huynh. Để trẻ em được tồn tại, học tập, phát triển trong môi trường thuận lợi, theo các chuyên gia tâm lý thì cha mẹ nên lắng nghe trẻ em nói. Vậy lắng nghe trẻ như thế nào? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn đọc kỹ năng này.

1. Vì sao bố mẹ nên lắng nghe trẻ nói

Tâm trạng của trẻ em hay vui buồn thất thường và rất bồng bột, thiếu suy nghĩ. Hơn nữa, thời điểm trẻ bước chân đến trường là lúc trẻ bước vào một thế giới rộng lớn với muôn vàn khó khăn, có nhiều niềm vui cũng như nỗi buồn cần được chia sẻ. Với đặc điểm tâm lý chưa ổn định và tính cách chưa định hình rõ, trẻ rất dễ bị dao động, tổn thương.

Trong cuộc sống hàng ngày, việc mắc phải một vài sai lầm nhỏ sẽ rất bình thường đối với người lớn. Người lớn biết cách khắc phục nó với những kinh nghiệm và kỹ năng tích lũy được trong quá khứ. Nhưng đối với trẻ em, những lỗi lầm ấy đôi khi trở nên nghiêm trọng. Nó khiến trẻ cảm thấy bế tắc, tuyệt vọng và hành động thiếu suy nghĩ. Đặc biệt là khi người lớn quan trọng hóa vấn đề và lạnh lùng buộc tội cho trẻ thay vì phân tích đúng sai, chia sẻ và hướng dẫn các em sửa đổi sai lầm.

Biết lắng nghe trẻ, bạn sẽ hiểu con hơn, có thể giúp con giải quyết được những khó khăn mà bé gặp phải và quan trọng nhất là bạn sẽ trở thành người bạn tri âm tri kỷ của con trẻ.

Đọc thêm: 4 nguyên tắc lắng nghe để thấu lòng con trẻ.

 

kids

2. Lắng nghe trẻ như thế nào

Bố mẹ hãy lắng nghe trẻ thông qua 4 nguyên tắc sau:

Không nên ngắt lời trẻ

Theo nhiều khảo sát cho thấy rằng những ông bố bà mẹ biết yên lặng nghe con mình bộc lộ hết nỗi niềm chiếm tỷ lệ không nhiều. Trẻ vẫn thường xuyên phải nghe những câu vô tình từ bố mẹ như: “mẹ đang bận”, hoặc là: “Sao con lại chọn lúc này để kể lể?” “Chút nữa bố sẽ nghe con nói”. Bạn nên hiểu rằng trẻ cũng cần được tôn trọng và lắng nghe.

Hãy thể hiện cho trẻ biết bạn hiểu và thông cảm với trẻ

Khi trẻ kể với bố mẹ một điều gì đó đồng nghĩa là trẻ cần tìm ở bố mẹ một chỗ dựa tinh thần, sự thông cảm và giúp đỡ. Vì vậy, bạn nên tỏ thái độ quan tâm và sẵn sàng lắng nghe. Nếu bạn hay hành động là vừa làm việc, vừa nghe con tâm sự thì tốt hơn bạn nên tạm gác công việc và nghe trẻ nói. Đồng thời, bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi trả lời. Nếu trẻ vừa dứt lời mà bạn đưa câu trả lời ngay sẽ gây cho trẻ suy nghĩ rằng những khó khăn, vướng mắc của trẻ chỉ là những điều tầm thường, đơn giản, không đáng để suy nghĩ nhiều.

Hướng dẫn bé cùng chơi với màu sắc và học cách trồng cây.
Giúp trẻ nhỏ học về đạo đức qua 4 thói quen tốt hàng ngày.

Tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề

Điều quan trọng mà bố mẹ nên làm là tìm hiểu nguồn gốc, nguyên nhân mà con bạn đã làm việc đó. Nếu bạn tạo được một thói quen trò chuyện và chia sẻ, tạo không khí êm ấm và quan tâm nhau trong gia đình thì con bạn sẽ luôn thích tâm sự với bạn mọi tâm tư, nỗi niềm của chúng.

Hãy chờ đợi câu nói của trẻ

Bạn đừng ngạc nhiên khi có những lúc trẻ im lặng, không thể bắt đầu cuộc trò chuyện. Bạn nên khích lệ trẻ nhiều hơn. Trong những trường hợp trẻ ngập ngừng không nói, bạn có thể đưa ra những câu hỏi gợi ý hoặc kể những trường hợp tương tự của bạn trong quá khứ.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc, các bậc phụ huynh hiểu rõ về tư duy của trẻ nhiều hơn, hiểu được phần lớn tâm lý tuổi trẻ con. Từ đó, các bạn sẽ có những hành động lắng nghe đúng đắn để bồi dưỡng thêm mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình.


Đọc thêm: 

Bài tập Hình gì tiếp theo – mức 4
Tranh tô màu theo truyện Cá chuối đắm đuối vì con.
Tranh tô màu theo Vòng đời của bọ rùa.
Bộ tranh tô màu theo nội dung “Vòng đời của cá”.
Bộ tranh tô màu theo nội dung “Vòng đời của kiến”.

Leave a Reply