Quy tắc trong gia đình là cần thiết tuy nhiên cần mềm mại

 Gia đình là một tổ chức cơ bản, một tế bào sống của xã hội. Và để xã hội trở nên lành mạnh thì mỗi thành viên trong gia đình phải gắn kết và có trách nhiệm với nhau. Một gia đình sẽ sống hòa thuận và có trật tự hơn nếu gia đình đó có quy tắc sống và mỗi người đều biết tuân thủ các quy tắc ấy. Tuy nhiên nếu thực hiện quá cứng nhắc sẽ khiến trẻ cảm thấy không thoải mái và không khí gia đình bị ảnh hưởng.

  1. Tầm quan trọng của các quy tắc trong gia đình

Trong mỗi gia đình, các quy tắc sống chính là kim chỉ nam để mỗi thành viên thực hiện theo. Những quy tắc có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự bình yên và trật tự của gia đình, giúp phối hợp hiệu quả giữa các thành viên trong gia đình. Nguyên tắc sẽ duy trì quan hệ hòa hợp giữa các thành viên trong gia đình. Quy tắc giúp tăng cường kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, tạo thành một nếp sống sinh hoạt trong gia đình, tạo nên những thói quen ứng xử tốt cho mọi người.

Những đứa trẻ sống trong một gia đình có nề nếp tốt như vậy sẽ phát triển cân bằng về cả thể chất lẫn tinh thần và có những thói quen ứng xử tốt.

Đọc thêm: 5 quy tắc lịch thiệp trên bàn ăn mẹ cần dạy cho bé.

Nề nếp trong gia đình

  1. Một số quy tắc cần xây dựng trong mỗi gia đình

Mỗi gia đình đều có những nề nếp, cách sống riêng. Tuy nhiên trên thực tế, có khá nhiều gia đình quá khắt khe như “trẻ em không được ý kiến” và luôn áp đặt mệnh lệnh cũng như không tôn trọng cảm xúc của trẻ. Ngược lại có những gia đình lại quá lỏng lẻo khiến trẻ “nhờn”, “coi bố mẹ như bạn bè thông thường”… Vì thế, việc này tưởng như đơn giản nhưng không hề dễ dàng.

Mục đích cuối cùng của việc xây dựng nề nếp, quy tắc trong gia đình là các thành viên sẽ có thói quen tốt và con cái được phát triển lành mạnh, trở thành người có ích cho xã hội. Sau đây là một số quy tắc mà mỗi gia đình cần đưa ra, đó là:

 Mọi người đều được tham gia đóng góp ý kiến bàn luận và được tôn trọng.

 Những vấn đề liên quan đến con cái nhất thiết phải có ý kiến của chúng.

 Cùng nhau cân nhắc và đưa ra quyết định cuối cùng.

Xây dựng những nề nếp có lợi cho trẻ như: Vệ sinh thân thể , dọn giường vào buổi sáng khi thức dậy, dọn đồ chơi, đồ dùng học tập,…

 Giúp đỡ công việc nhà tùy theo độ tuổi, khả năng và hoàn cảnh gia đình.

 Thiết lập những quy tắc đạo đức, chuẩn mực xã hội như: đi thưa về gửi, mời trước khi ăn cơm.

Việc thực hiện quy tắc trong gia đình nên có sự linh hoạt, nghiêm túc nhưng vẫn cần mềm mại. Cha mẹ và những người lớn nên là tấm gương cho trẻ đồng thời kịp thời động viên, khích lệ khi trẻ làm tốt nề nếp rất có ý nghĩa tích cực với việc duy trì nề nếp.

Đọc thêm: Thay vì nói KHÔNG với trẻ, mẹ có thể nói theo cách này.

  1. Làm thế nào để mọi người cùng giữ gìn và duy trì các quy tắc

Các quy tắc cần được mọi người thực hiện nhất quán và cùng nhau duy trì để trở thành thói quen:

 Cha mẹ có thể dán nội dung các quy tắc trong nhà để tất cả mọi người có thể biết và tuân theo.

Cha mẹ có thể trò chuyện với những người lớn khác trong nhà về các quy tắc. Điều này đảm bảo mọi người đều biết về những gì nên và không nên làm.

Cha mẹ có thể yêu cầu mọi người chăm sóc trẻ phải nhất quán trong việc giám sát và thực hiện các quy tắc.

Cha mẹ nên nhắc nhở các con về các quy tắc, lặp đi lặp lại và dán chúng ở khắp nơi trong nhà là cách tốt nhất để nhắc nhở con cái về các quy tắc.

Người lớn nên thực hiện nghiêm túc các quy tắc để trẻ noi theo, duy trì các nề nếp để trở thành những quy tắc sống lâu dài của gia đình.

Các quy tắc phải phù hợp với gia đình và được mọi người chấp nhận.

Nói chung, việc đưa ra các quy định trong một gia đình là điều rất cần thiết để duy trì nề nếp, trật tự trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Khi xây dựng nề nếp, quy tắc thì cả người lớn và trẻ em đều nên thực hiện nghiêm túc. Các quy tắc chắc chắn sẽ giúp gia đình trở nên hòa thuận và hiểu nhau hơn. Mong rằng các bạn sẽ thiết lập được các quy tắc phù hợp cho gia đình của mình nhé!


Bài viết hay của Bé tư duy:

Bé chơi với màu sắc và học cách trồng cây – Mách bố mẹ cách thực hiện.
STEM-Phương pháp giáo dục tập trung vào sự phát triển tư duy thực tiễn cho trẻ.
Môi trường sống (Nông thôn hay Thành thị) ảnh hưởng tới sự phát triển tư duy của trẻ như thế nào?
4 cách giúp trẻ thích tư duy.

Leave a Reply