Những đứa trẻ có cảm giác tự ti được Montessori gọi là một dạng khiếm khuyết trong tính cánh của trẻ. Cảm giác này có thể được “chữa lành” bằng những trấn an về tâm lý từ gia đình. Tất nhiên gieo hành vi tích cực khó một phần thì gỡ bỏ hành vi tiêu cực khó đến mười phần. Tuy nhiên, đó là việc cha mẹ phải làm.
Trong cuốn “Cẩm nang nuôi dạy con theo phương pháp Montessori – Quốc Tú Hoa dịch – NXB Phụ Nữ”, Montessori có nêu ra biểu hiện và nguyên nhân dẫn đến cảm giác tự ti ở trẻ như sau.
Biểu hiện
Trẻ có cảm giác tự ti thường lẩn tránh khỏi mọi sự cạnh tranh, dễ dàng ghen tị với những đứa trẻ xuất sắc, trong khi bản thân thiếu chí tiến thủ, đồng thời uôn có những cảm giác lo lắng, bất an.
Dòng tâm sự của mẹ và con gái gây xúc động. |
Cô bé Sanvana đã giúp hàng triệu trái tim khỏe mạnh bằng cách nào? |
Nguyên nhân
- Thái độ coi thường của người lớn khiến trẻ cảm thấy mình vô dụng hoặc kém xa so với người khác.
- Một trong những đặc điểm rõ rệt của một đứa trẻ bình thường là: Tự tin và chắc chắn về hành vi của mình. Để đào tạo nên một đứa trẻ có tính tự tin, người lớn cần phải biết tôn trọng trẻ, nhưng người lớn lại không làm được điều này. Ngay cả cha mẹ của trẻ cũng có lúc không ý thức được biểu hiện coi thường của mình với con.
Ví dụ, một người cha đang ngồi hút thuốc thì thấy đứa con bê một cốc nước đến bên bể cá. Ông lập tức nghĩ tới việc đứa trẻ sẽ làm ướt áo, hoặc bị ngã, làm vỡ cốc nên vội vàng chạy lại, giành lấy cốc nước và mắng con: “Làm ướt quần áo thì làm thế nào? Làm vỡ cốc nước thì sao?”
Đứa trẻ đã bị cha làm cho bối rối, ý muốn đổ thêm nước và bể cá bị dập tắt. Nhìn thấy người cha hết sức cẩn thận đem cốc nước quay lại phòng bếp, cậu bé nghi ngờ rằng không biết liệu có phải mình không đáng quý bằng một chiếc cốc hay không, hay là mình không đáng giá bằng một bộ quần áo.
Những bậc cha mẹ ấy không phải muốn bảo vệ cho những đồ vật đó, vì nhiều triệu phú cũng làm như vậy. Nguyên nhân đúng đắn duy nhất là họ không tin tưởng vào năng lực của trẻ, cũng khong muốn nhìn thấy cảnh con mình dùng năng lực không bằng người lớn để làm việc, điều đso chính là sự xem thường xuất phát từ nội tâm.
Trẻ nhỏ rất nhạy cảm, khi phải lớn lên trong hoàn cảnh đó, chúng sẽ mang sự tự ti sâu sắc, dẫu cho sau này danh tiếng và địa vị có gấp trăm lần, thì sự tự ti thâm căn cố đế này vẫn khiến trẻ mất đi dũng khí đối mặt với thế giới chưa biết tới. Sự mất mát lớn nhất của một người chính là tin rằng mình không hề có năng lực để giải quyết một vấn đề nào đó.
Trí thông minh của con hoàn toàn do gen từ cha mẹ? |
Cách rèn luyện trí nhớ cho trẻ dưới 6 tuổi. |
Gợi ý cách khắc phục cảm giác tự ti ở trẻ
Như vậy, bản chất cảm giác tự ti ở trẻ chính là sự thiếu tự tin vào bản thân mình. Việc giúp một đứa trẻ thiếu tự tin càng khi trẻ còn nhỏ thì càng dễ. Tuy nhiên, điều cha mẹ cần lưu ý đó là cha mẹ không bao giờ được từ bỏ, dù con đã lớn với rất nhiều khó khăn về tâm lý. Dưới đây là một số cách giúp bạn tham khảo.
- Tin vào trẻ
Để có thể tin vào trẻ, chúng tôi khuyên cha mẹ hãy chú tâm quan sát và suy nghĩ về con mình để phát hiện ra điểm mạnh, điểm yếu, niềm hứng thú của con. Điều quan trọng bạn phải chú tâm vào những điểm mạnh, tin vào con và giúp con phát huy sở trường của mình.
- Giúp trẻ tin vào chính mình
Xây dựng lòng tự trọng dần dần cho con bằng cách giao cho con các việc nhỏ vừa sức để con hòan thành và dựa vào đó khen ngợi, động viên con.
Tạo cho trẻ cơ hội được tự làm dù con có làm chậm trễ đến đâu đi chăng nữa.
- Luôn dùng ngôn ngữ tích cực
Trong trường hợp đứa trẻ có tâm lý tự ti, bạn không bao giờ nên so sánh dù muốn “khích tướng” trẻ hay không. Nếu có, chỉ so sánh con hôm nay với con của ngày hôm qua. Từ trong sâu thẳm tâm trí của mình, cha mẹ cũng không nên buồn hay mặc cảm với đứa trẻ khác mà phải tự nhắc bản thân có niềm tin sâu sắc vào con mình.
Ngôn ngữ hàng ngày nên là ngôn ngữ tích cực, nếu con cảm thấy kém cỏi thì cha mẹ nên tâm sự và động viên con cố gắng hơn, nên nhấn mạnh đến điểm tốt để trẻ thấy phấn chấn hơn.
Bé tư duy muốn khẳng định rằng, tâm lý tự ti chỉ là một trạng thái tâm lý tạm thời và có thể cải thiện được theo thời gian và sự kiên nhẫn của cha mẹ. Vì thế, bạn nhất định phải giúp con.
Tìm hiểu thêm tại:
4 trò chơi giúp trẻ phản ứng nhanh. |
5 bài tập vận động tốt cho trẻ 1-3 tuổi. |
Khi nào cần dạy kỹ năng sống cho trẻ? |
Năng khiếu có di truyền hay không? |