Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tại nhà qua bài học mô tả

Trẻ trong giai đoạn từ 3-4 tuổi trở lên thường đã tích lũy được khá nhiều từ về tên các đồ vật, khi đó ba mẹ có thể giúp bé mở rộng vốn ngôn ngữ của mình bằng việc mô tả mọi thứ bằng cách sử dụng các tính từ.

Một số cách mô tả

Kích thước: lớn, nhỏ, mảnh, dày, to, mỏng, lớn hơn, nhỏ hơn, lớn nhất, nhỏ nhất…

Màu sắc: màu xanh nhạt, đỏ sẫm, vàng tươi…

Chất liệu: mịn, sần sùi, mềm, êm ái, thô ráp…

Vị giác: ngọt, mặn, đắng, chua, cay…

Mùi: thơm, hắc…

Âm thanh: trầm, bổng, nhanh, chậm…

Trọng lượng: nặng, nhẹ…

Tâm trạng: vui, buồn, hạnh phúc, đau khổ, trầm tĩnh, ồn ào…

Tính cách: tham lam, tốt bụng, nghiêm túc, hài hước, ranh mãnh…

Mô tả là bước tiếp theo giúp trẻ khám phá cuộc sống

Một số trò chơi mô tả

Hãy mô tả mọi thứ

Đầu tiên, bạn khuyến khích trẻ sử dụng các tính từ trên để mô tả mọi thứ mà trẻ tiếp xúc và có hứng thú trong gia đình bạn. Không cần quá quan trọng đó là đồ vật gì, có thể là một đồ chơi mà trẻ yêu thích, một cái bút, tờ giấy, cái gối ôm…

Bạn cũng có thể tranh thủ tiếp đó hãy thử tạo ra một trò chơi mô tả một nhân vật nào đó mà trẻ yêu mến trong một bộ phim hoạt hình, một cuốn sách, hãy vận dụng các tính từ mô tả ngoại hình và tính cách để trẻ ứng dụng trong trường hợp này.

Cứ như thế, bạn có thể mô tả mọi thứ mà trẻ muốn

Trò chơi đóng kịch

Bạn thực hiện một số hành động như nhảy, cười, ngã, ăn, ngáp, đọc, suy nghĩ hoặc đóng một vở kịch nếu có thể. Sau đó, hãy yêu cầu trẻ dùng một từ để miêu tả hành động đó. Sau đó, bạn và trẻ có thể đổi vai cho nhau.

Lấy một đồ vật và một cái hộp. Đặt vật lên phía trên, trong, bên cạnh, bên dưới… và hỏi trẻ trả lời về vị trí của hộp. Sau đó, hãy thay phiên nhau thực hiện trò chơi với trẻ.

Ngòai những trò chơi trên đây cha mẹ có thể dễ dàng tạo ra các trò chơi vui nhộn khác tại nhà giúp bé dễ dàng ghi nhớ.

Tham khảo: Học Montessori để dạy trẻ theo phương pháp Montessori, tác giả Marie – Hélền Place – Tố Nga dịch

 

Leave a Reply