Bài học về cách cư xử của một người cha Nhật Bản khi cậu con trai ăn cắp đồ khiến mọi người phải suy ngẫm

Nếu “đứa trẻ ngoan” nhà bạn ăn cắp, bạn sẽ cư xử như thế nào?

*Bài học từ một người cha Nhật Bản chắc chắn sẽ khiến bạn phải suy nghĩ*

Một lần, đã xảy ra vụ trộm tập thể thực hiện bởi một nhóm học sinh cấp hai. Khi được cảnh sát và nhà trường gọi điện đến, bố mẹ mới biết con mình đã tham gia ăn trộm tại siêu thị với 10 đứa bạn khác. Chúng thú nhận động cơ phạm tội là muốn thử nghiệm cảm giác mạo hiểm, và do là lần phạm tội đầu tiên nên chúng bị xử lý rất nhẹ. Khi đó, 11 phụ huynh của 11 em đã rất lúng túng không biết xử lý thế nào với con mình. Họ đưa ra các ý kiến rất cực đoan như “Sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc”, hay “Cần phải lập đội kiểm soát để giám sát những hành động của bọn trẻ từ nay về sau”…

Trong số 11 phụ huynh có một người bố đã cư xử khác.

khi tre mac cloi

Đầu tiên, ông không vội giận dữ mà thể hiện tình cảm với con “Con trai ạ, bố mẹ rất, rất yêu con” – Ông nói.
Từ trước tới nay, ông đã không có những lời nói thể hiện tình cảm của mình như vậy. Đó quả là một sự dũng cảm, song lại là điều đơn giản nhất, không thể không bắt đầu. Nếu bố mẹ mở lời bằng những lời quát nạt, trẻ sẽ ngay lập tức đóng chặt cửa lòng mình và không tiếp nhận bất kỳ lời khuyên nào tiếp theo nữa.
Cậu bé tưởng rằng sẽ bị bố quát mắng, nhưng khi nghe được những lời nói chứa đựng tình cảm cả bố, cậu như trút được gánh nặng, cảm thấy lòng mình nhẹ nhõm.

Người bố tiếp tục “Bố mẹ đã dạy con nghiêm khắc. Vậy nên con biết thế nào là tốt, thế nào là xấu, đúng không? Vậy nên lần này, con nghĩ mình đã làm điều tốt hay điều xấu?”

“Con đã làm điều xấu ạ”
“Vậy trước khi ăn trộm, con có nghĩ rằng đó là điều xấu không?”
“Trong lòng con đã nghĩ như vậy ạ”
“Con đã nghĩ là xấu, vậy tại sao con vẫn làm?”
“Vì tất cả mọi người nói là sẽ cảm thấy đó là một sự mạo hiểm thú vị”
“Mạo hiểm thú vị ư?”
“Vâng, nhưng giờ con không muốn làm như vậy nữa”
“Con không muốn làm nữa, vậy con nghĩ là mình sẽ phải làm thế nào?”
“Con nghĩ mình phải tự kiểm điểm”
“Chỉ kiểm điểm thôi sao? Vậy với người chủ cửa hàng mà con đã gây rắc rối thì sao?”
“Con sẽ xin lỗi ông ấy”
“Đúng rồi, đó là điều mà bất kỳ ai cũng cần phải làm. Con muốn tự đến đó hay bố đi cùng?”

Cuối cùng, người bố đã đi cùng cậu bé đến gặp người chủ cửa hàng và cúi đầu xin ỗi ông ấy. Đây là những lời nói sau cùng ông dành cho con trai:
“Bố mẹ tin rằng con sẽ không bao giờ làm điều này lần thứ 2”.

Nhờ cách cư xử khéo léo của bố, cậu bé đã vượt qua được lần vấp ngã đó một cách dễ dàng. Nhờ được bao dung nên cậu bé quyết tâm sống tốt hơn để không bao giờ làm phiền lòng bố mẹ.

Nguồn: Cha mẹ Nhật nuôi dạy con.


Đọc thêm các bài viết khác của Bé tư duy tại đây:

Kinh nghiệm hay làm cha mẹ.
Bài tập phát triển tư duy cho trẻ tại nhà.
Câu chuyện giúp bé rèn luyện nhân cách.
Bạn đang cho con trải qua tuổi thơ như thế nào?
Trí thông minh của con hoàn toàn do gen từ cha mẹ?
Cách rèn luyện trí nhớ cho trẻ dưới 6 tuổi.

 

Leave a Reply