Các kiểu nói dối thường gặp ở trẻ – Bố mẹ biết để đề phòng nhé

Hầu hết trẻ em nói dối ở một vài thời điểm, nhưng chắc hẳn cha mẹ sẽ ngạc nhiên khi lần đầu tiên nghe con nói dối. Nói dối là một phần trong sự phát triển trong tư duy của trẻ. Dưới đây là các kiểu nói dối thường gặp.

Đọc thêm: 5 quy tắc lịch thiệp trên bàn ăn mẹ cần dạy cho bé.

trẻ nói dối 1

Các kiểu nói dối thường gặp ở trẻ

Nói dối phóng đại

Đôi khi bé có thể ngụy tạo ra những câu chuyện khó tin lúc này hay lúc khác. Nguyên nhân của lời nói dối kiểu phóng đại có thể do muốn chứng tỏ bản thân, muốn được một nhóm bạn chấp nhận hay do chịu áp lực học hành.

Nếu bé nói dối một ai đó trước mặt bạn, đừng khiến bé trở nên xấu hổ. Thay vào đó, cha mẹ nên đợi cho đến khi ở một mình với trẻ, sau đó giải thích tại sao không nên nói dối như thế.

Đọc thêm: Thay vì nói KHÔNG với trẻ, mẹ có thể nói theo cách này.

Nói dối khi lười biếng

Nói những điều mà cha mẹ muốn nghe dường như là cách dễ dàng nhất giúp trẻ ít bị la mắng hơn. Trẻ sẽ thường hay nói dối: “Con không đọc truyện tranh”, “Con chẳng có bài tập về nhà”, “Con ăn rồi”,… Những lời nói dối như vậy dường như vô hại nhưng tốt hơn cha mẹ không nên để bé tiếp tục vì sẽ khiến tư duy của trẻ nghĩ rằng nói thật hay không cũng không quan trọng. Khi cha mẹ yêu cầu trẻ nói thật, cũng nên dạy rằng lời nói thật thật sự quan trọng như thế nào và không nên nói dối nữa.

trẻ nói dối 2

Trẻ có thể nói dối để che giấu sai phạm của mình

Bịa chuyện để che giấu sai phạm

Khi con mình nói rằng con không phải là người làm chuyện này hay chuyện kia, tức là trẻ biết rằng mình đã làm sai nhưng đang cố gắng tạo lớp vỏ bọc cho sai phạm. Mục đích cũng là để né tránh bị la mắng hay trừng phạt. Trẻ em học cách bịa chuyện ngay từ khi còn nhỏ và ngày càng bịa chuyện hoàn hảo hơn. Mục đích của việc nói dối là giúp trẻ thoát khỏi tình huống khó khăn.

Nếu cha mẹ kỷ luật khi bé thừa nhận một việc làm sai nào đó, bé sẽ nghĩ: “Mình tốt nhất nên nói dối để tránh bị phạt”. Nhưng nếu cha mẹ không nhắc nhở, trẻ sẽ không sửa đổi sai phạm. Chuyện sẽ càng phức tạp hơn nếu cha mẹ phạt trẻ vì cả chuyện nói dối lẫn chuyện làm sai. Do đó, cha mẹ nên cân bằng giữa việc dạy trẻ điều gì được cho phép, điều gì là những việc bị cấm.

Đọc thêm: Kinh nghiệm hay làm cha mẹ.

Tư duy của trẻ trong những lời nói dối vô hại

Cha mẹ thường hay ngạc nhiên không hiểu tại sao con mình lại biết cách nói dối. Ở lứa 6 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu khen ngợi người khác giả dối, ngại nói rằng mình không còn thích bánh này bánh kia. Tất nhiên, trẻ sẽ được học cách thông cảm với bạn bè và tránh làm tổn thương người khác nhưng cha mẹ cũng cần dạy trẻ biết được sự khác nhau giữa việc nói dối và cảm thông.

Đọc thêm: Bài tập phát triển tư duy cho trẻ tại nhà.

Nếu nghi ngờ con mình đang nói dối vì một trong số lý do trên, cha mẹ nên nói chuyện thật lòng với bé, khuyến khích con kể cho mình nghe về những lo lắng của con. Tất nhiên việc hiểu về khó khăn trong tư duy của trẻ đồng nghĩa với việc cha mẹ phải hạ thấp kỳ vọng của mình để trẻ có thể thành công từng bước một và tạo lập sự tự tin thay vì ép buộc con phải đạt điểm cao ở trường. Các bậc phụ huynh hãy nói với bé rằng bạn luôn yêu thương và ở cạnh bé. Nếu bé tiếp tục như vậy, có thể đây chính là biểu hiện của một vấn đề phức tạp hơn. Khi đó, cha mẹ nên nhờ đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý trẻ em.

Bài viết tương tự:

Bạn đang cho con trải qua tuổi thơ như thế nào?
Trí thông minh của con hoàn toàn do gen từ cha mẹ?
Cách rèn luyện trí nhớ cho trẻ dưới 6 tuổi.
4 trò chơi giúp trẻ phản ứng nhanh.

Leave a Reply