Cẩm nang giúp trẻ tránh bị bắt nạt khi đi học

1. Bắt nạt là gì?

Theo định nghĩa của website stopbulling.gov bắt nạt là:

  • Là hành vi gây hấn không mong muốn.
  • Hành vi này bắt nguồn từ sự khác biệt và chênh lệch về sức mạnh. Sự chênh lệch này có thể đến từ sự khác biệt thể chất của mỗi người, từ những thông tin gây ra sự xấu hổ cho ai đó, từ việc một người được yêu thích hơn những người khác.
  • Hành vi này một khi đã xảy ra thì rất có khả năng sẽ tiếp diễn.
  • Hành động cố ý đe dọa, đàm tiếu, tấn công người káhc bằng vũ lực hay lời nói, và ngăn cản, cô lập, cách ly ai đó tham gia một nhóm, một tập thể… đều là những ví dụ về sự bắt nạt.

2. 3 hình thức bắt nạt

Bắt nạt bằng lời nói

  • Trêu trọc
  • Đặt biệt danh xấu
  • Làm cho bẽ mặt
  • Đe dọa gây ra những tổn hại
  • Nói những lời bình phẩm giới tính không phù hợp

Ví dụ: Đồ mít ướt, đồ thất bại, đồ béo ú…

Bắt nạt có tính chất xã hội

  • Cố tình xua đuổi 1 ai đó
  • Nói những đứa trẻ khác không kết thân hoặc làm bạn với một đứa trẻ nào đó
  • Làm cho ai đó cảm thấy nhục nhã, xấu hổ ở nơi công cộng
  • Phao tin đồn về ai đó
  • Làm cho ai đó cảm thấy nhục nhã, xấu hổ ở nơi công cộng

Bắt nạt về thể xác

  • Đánh đập, làm đau ai đó
  • Khạc, nhổ vào ai đó
  • Xô ngã ai đó
  • Cướp hoặc phá đồ đạc của ai đó
  • Dùng tay để thể hiện những dấu hiệu thô tục và xúc phạm ai đó
  • Cố tình làm đau ai đó

3. Tại sao có những đứa trẻ lại bắt nạt những đứa trẻ khác

Dưới đây là một số lý do được trang web stopbullying.gov đề cập:

  1. Chúng có thể là những đứa trẻ bị ức hiếp bởi chính bố mẹ, anh chị em ruột hoặc những người hàng xóm…
  2. Chúng cảm thấy xấu hổ, ngượng ngập, nên trút giận lên người khác
  3. Chúng không nhận ra là chúng đang bắt nạt người khác
  4. Chúng nghĩ rằng chuyện bắt nạt là bình thường
  5. Chúng có thể nổi tiếng và cảm thấy mạnh mẽ hơn khi hành hạ những đứa trẻ khác

4. Bắt nạt gây tổn thương cho nhiều người

  1. Nạn nhân: Những đứa trẻ bị bắt nạt dễ bị đau đầu và đau bụng. Các em thường cảm thấy buồn chán và không muốn đến trường. Hậu quả là các em có thể gây tổn thương cho chính mình và cho người khác.
  2. Nhân chứng: Những đứa trẻ chứng kiến người khác bị bắt nạt cảm thấy mất an toàn và cũng bị đau đầu, đau bụng, giống như những nạn nhân bị bắt nạt! Các em cảm thấy mình vô dụng, bất lực, và không biết cách giải quyết khi gặp khó khăn.
  3. Kẻ bắt nạt: Những đứa trẻ hay bắt nạt khi trưởng thành có nguy cơ phạm tội, nghiện rượu, nghiện thuốc, rối loạn ăn uống, bỏ học sớm… cao hơn so với người khác. Chúng dễ cảm thấy cô độc, buồn chán và có rất ít bạn bè thân thiết.

5. Những công cụ hỗ trợ tuyệt hảo khi đối diện với kẻ bắt nạt

Khi bị trêu trọc, chê bai

  1. Dừng lại: Hãy nhìn thẳng vào mắt người đó và kêu bạn ấy không được nói về bạn như vậy nữa.
  2. “Tại sao? Tại sao? Tại sao?” Hãy đặt câu hỏi “Tại sao” sau mỗi câu nói của kẻ gây chuyện với bạn. Điều này khiến họ bị rối trí khi đang tìm cách chọc ngoáy bạn.
  3. Tránh xa ra: Nếu ai đó kiếm chuyện với bạn, bạn không cần phải đứng đó và chịu đựng. Hãy đi xa ra hoặc chạy tới một nơi an tòan rồi ở đấy cùng người lớn và những người bạn mà bạn tin cậy.
  4. “Vậy sao”, “Sao cũng được”, “Ai thèm quan tâm chứ?” Nói một hoặc hai câu với giọng ôn hòa, đừng tỏ ra lạnh lung hay tàn nhẫn.
  5. Thay đổi chủ đề: Bình tĩnh nói về những chủ đề khác khiến kẻ bắt nạt bị phân tâm.
  6. Làm những hành động ngớ ngẩn hay buồn cười: Hãy sử dụng tính hài hước với mục đích tốt. Đừng hạ thấp ai đó để nâng mình lên.
  7. Biến câu xúc phạm thành lời khen: Hãy biến những điều tiêu cực thành tích cực, nhưng chỉ khi điều đso không làm bạn buồn lòng khi nói ra.
  8. Đồng tình: Hãy đồng tình với những gì kẻ bắt nạt nói, nhưng chỉ khi bạn cảm thấy thỏai mái.

Lưu ý: Nếu một trong các công cụ không hiệu quả, đừng dùng nữa. Và nếu bạn cảm thấy không thoải mái và an tòan thì đừng dùng. Hãy cố gắng tìm một công cụ khác thay thế.

Khi bị bắt nạt về mặt thể chất

Đánh lại hoặc tìm cách trả đũa không phải là cách làm hay. Nếu ai đó dùng vũ lực với bạn, tốt nhất bạn hãy tránh xa càng nhanh càng tốt, tìm đến nơi an toàn như thư viện, phòng thầy cô, hay bất cứ chỗ nào có người lớn hoặc có đông bạn bè, những người có thể bảo vệ và giúp đỡ bạn.

Khi bị bắt nạt qua mạng

Nếu bạn nhận được email, tin nhắn điện thoại hay bất cứ thứ gì tương tự có nội dung làm tổn thương bạn, đừng vội đáp trả lại bằng một tin nhắn trả đũa, vì như thế có thể bạn sẽ gặp rắc rối. Cách tốt nhất là đưa cho người lớn mà bạn tin tưởng. Thầy cô giáo, bố mẹ, hay người tư vấn ở trường cần phải biết chuyện gì đang xảy ra để bảo vệ bạn.

6. Làm gì để giúp người khác khi bị bắt nạt?

Đầu tiên, hãy quan tâm tới người bị bắt nạt nhưng không có nghĩa bạn sẽ can thiệp ngay. Chỉ yêu cầu kẻ bắt nạt dừng lại  khi bạn cảm thấy an toàn. Trong nhiều trường hợp khác, hãy tìm sự giúp đỡ từ người lớn mà bạn tin tưởng.


Nguồn tham khảo:

  1. Bạo lực học đường chuyện chưa kể: Tớ đáng sợ như thế nào?
  2. Bạo lực học đường chuyện chưa kể: Đừng sợ bắt nạt!

Leave a Reply