Dạy trẻ quản lý và sử dụng tiền như thế nào cho hợp lý?

Quản lý và sử dụng tiền bạc một cách hợp lý là một kỹ năng sống quan trọng các bậc phụ huynh cần dạy cho trẻ. Các bậc phụ huynh chắc chắn sẽ đặt ra câu hỏi: trẻ cần những kiến thức cơ bản gì và làm cách nào để dạy con cách quản lý tiền bạc cho hợp lý.
Hy vọng các chia sẻ dưới đây sẽ giúp bố mẹ có thêm kiến thức, kinh nghiệm, định hướng trong việc chăm sóc, dạy dỗ các bé yêu hàng ngày.
Bài viết liên quan: CÓ NÊN DẠY CON VỀ TIỀN BẠC TỪ SỚM?

1. Dạy con cách phân bổ tiền

Dù ngân sách ban đầu của bé chỉ là một ít tiền tiêu vặt, tiền mừng tuổi đầu năm mới, tiền người thân tặng cho bé,… bạn cũng phải hướng dẫn con cách quản lý đúng đắn, phù hợp và hiệu quả.
Bạn có thể học cách dạy con chi tiêu qua các “hũ đựng tiền” của các bà mẹ Mỹ. Mỗi bé sẽ có bốn hũ đựng tiền và mỗi hũ được dán nhãn và chú thích lần lượt với các ý nghĩa: tiết kiệm, đầu tư, từ thiện, chi tiêu.
tietkiem tien
Hũ “tiết kiệm” : Bạn nên hướng dẫn bé để ít nhất 10% ngân sách vào hũ này nhé. Hãy hướng dẫn cách tiết kiệm phù hợp và hiệu quả nhất cho bé nhé như: để tiền trong hũ, mở sổ tiết kiệm, đầu tư sinh lãi (mua cổ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, công trái, kim loại quý,…). Bố mẹ nên định hướng hoạt động tiết kiệm của con cho mục tiêu nào đó, có thể là mục tiêu ngắn hạn, dài hạn. Điều này giúp con có thêm động lực để tiết kiêm và đạt đươc thứ mình muốn.
Hũ “đầu tư”: Hũ này bé cũng để ít nhất 10% ngân sách. Đây là tiền cha mẹ có thể hướng dẫn bé đầu tư vào một loại tài sản nào đó.
Hũ “từ thiện”: Hũ này bé cũng để vào ít nhất 10% ngân sách. Tiền trong hũ này bé dùng cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Hũ “chi tiêu”: Phần tiền còn lại của ngân sách sẽ được cho vào hũ này. Cha mẹ cần lưu ý là luôn nhắc con bỏ tiền vào ba hũ “từ thiện”, “tiết kiệm”, “đầu tư” trước rồi mới cho tiền vào hũ chi tiêu nhé. Và không bao giờ cho phép con dùng tiền từ ba hũ đó để dùng cho chi tiêu. Việc này giúp con rèn được tính kỷ luật trong vấn đề quản lý tài chính cá nhân.
–> Có thể mẹ quan tâm: TÌM HIỂU VỀ NÃO BỘ CỦA TRẺ.

2.Dạy con ưu tiên việc tiêu tiền

Bạn cần dạy có bé phân biệt thứ bé cần và thứ bé muốn. Trước khi đưa bé đi mua sắm, bạn hãy ngồi xuống và cùng bé lập danh sách những thứ bé thích và tính toán tiền cho từng hạng mục. Sau đó bố mẹ hướng dẫn và phân loại cho con hiểu. Giúp con xác định việc ưu tiên nên mua đồ gì trước, đồ gì sau.. Bố mẹ có thể cùng con đi mua đồ, dạy con cách so sánh giá cả, chọn đồ phù hợp với nhu cầu và ngân sách của con. Những hoạt động này giúp con hình thành thói quen cân nhắc, tính toán khi mua hàng. Vì vậy sẽ không tiêu tiền lãng phí.
money

3.Dạy con cách kiếm tiền

Điều này có thể thực hiện được. Nhỏ tuổi có việc của nhỏ tuổi. Nếu bạn còn băn khoăn thì Cô bé “Bống” bán chè bưởi ở Tuyên Quang là một minh chứng cho việc trẻ em cũng có thể kiếm tiền. Hãy thay đổi và giúp con kiếm tiền để con nhanh chóng đạt được mong muốn của mình. Bố mẹ hãy giúp con thiết lập một quy trình làm việc phù hợp với khả năng, sức khỏe, độ tuổi của con.

4. Dạy con cách đầu tư tiền

Với số tiền nhỏ từ hũ “đầu tư”, bạn có thể hướng dẫn bé đầu tư thị thường vốn (như chứng khoán, quyền chọn,…), thị trường hàng hóa, kim loại quý (vàng, bạc..). Với các thị trường này bạn có thể tham gia với một số vốn cực kỳ nhỏ đây. Hãy dạy con chỉ được phép đầu tư số tiền lấy ra từ hũ “đầu tư”. Đây là nguyên tắc về kỷ luật đầu tiên mà con bạn cần phải thấm nhuần. Chúng ta chỉ đầu tư số tiền mà khi nếu có mất đi, cuộc sống của chúng ta không bị ảnh hưởng. Vì số tiền đầu tư là số tiền mà có thể mất đi hoặc có thể lấy lại sau một thời điểm không xác định.
–> Có thể mẹ quan tâm: BÀI TẬP PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO TRẺ.
money

5.Thuế

Trẻ em cần phải học được sự cần thiết của việc đóng thuế. Vì ngay cả khi chưa kiếm được ra đồng nào, con cái chúng ta cũng phải hoc để biết rằng khi tiêu tiền thì ngay lập tức chúng trở thành người tiêu dùng. Và tất cả người tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ, dù trẻ tới mức nào cũng phải đóng thuế.

Các bậc phụ huynh cũng không nên quá lo lắng khi con mình chưa thực hiện tốt việc quản lý và sử dụng tiền. Tất cả mọi việc đều phải có quá trình, và việc rèn luyện tính kỷ luật cần thực hiện theo từng bước nhỏ. Vậy nên chỉ cần giúp con kiên trì thực hiện liên tục theo kế hoạch tài chính của các bé thì các con sẽ ngày càng hoàn thiện kỹ năng quản lý và sử dụng tiền.

Leave a Reply