Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: Chìa khóa giúp trẻ phát huy tối đa tiềm năng của mình

Với quan điểm mỗi đứa trẻ đều có cơ hội được học bằng nhiều cách khác nhau và mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, các tổ chức giáo dục đã tiếp cận phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tạo hứng thú với việc học tập, phát triển tư duy của trẻ một cách mạnh mẽ.

Đọc thêm: Có nên dạy trẻ đức tính nhẫn nhịn? Dạy như thế nào?

  1. Phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Với phương pháp này cha mẹ hay thầy cô chỉ đóng vai trò gợi ý, hướng dẫn cách chơi và học cho trẻ, còn trẻ phải là người tự thực hiện. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể giúp bạn hiểu rõ ràng hơn:

Khi trong lớp có biểu diễn văn nghệ, trẻ phải học cách cúi chào và thay phiên nhau tự làm người dẫn chương trình. Trong một nhóm trẻ sẽ tự bầu nhóm trưởng và phân chia công việc cho các thành viên khác trong nhóm. Điều này giúp trẻ luôn mạnh dạn, tự tin phát triển khả năng ngôn ngữ linh hoạt, đồng thời cũng nâng cao khả năng lãnh đạo của trẻ.

Đọc thêm:Khám phá vùng điều khiển não bộ trong não của trẻ.

Khi bé sắm vai người bán hàng, bé phải tự giới thiệu về các sản phẩm, bé phải tự tìm hiểu mùi vị, màu sắc, công dụng của sản phẩm. Trong suốt quá trình đó bé sẽ được thực hành như cách các cô giáo vẫn giảng bài. Phương pháp này giúp trẻ ôn tập lại hoàn toàn kiến thức và giúp trẻ nhớ được bài giảng một cách nhanh chóng và lâu hơn. Sau khi kết thúc hoạt động, trẻ sẽ tự tổng kết lại xem hôm nay mình đã được chơi và học được những kiến thức gì mới.

Để làm được điều này, giáo viên và phụ huynh cần phải nắm bắt được nhu cầu, khả năng, hứng thú của mỗi trẻ để có cách giảng bài phù hợp và hiệu quả. Bạn có thể tận dụng tất cả các không gian trong và ngoài lớp họp, để trẻ có thể tiếp cận, học hỏi, trải nghiệm những kiến thức mới mọi lúc mọi nơi.

Gia đình và nhà trường cần tạo cơ hội để trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động vui chơi, tự khám phá theo phương pháp vừa chơi vừa học thông qua các tiết học thực tế, trẻ được cọ sát, khám phá với các sản phẩm thật chứ không đơn giản chỉ là các mô hình trong lớp.

4 Bước giúp trẻ bình tĩnh.
5 cách giúp trẻ chủ động trong cuộc sống.

giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

  1. Ưu điểm của phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Phương pháp này giúp trẻ chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động. Thông qua các hoạt động nhóm trẻ sẽ được trải nghiệm khả năng lãnh đạo, giúp trẻ tự tin chia sẻ, trao đổi và trình bày các ý kiến của riêng mình. Trẻ cũng sẽ tự suy nghĩ và vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, giúp trẻ hoàn toàn có thể tự giải quyết các tình huống mà trẻ gặp phải.

Từ kinh nghiệm đó giúp trẻ trở nên tự tin, chủ động, mạnh dạn và tích cực hơn. Trẻ sẽ phát triển được tư duy sáng tạo của mình, thích thú tìm tòi và khám phá các kiến thức mới trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục thực tế ở trường hay ở nhà.

Phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thực sự không phải quá khó. Thầy cô và phụ huynh hoàn toàn có thể tìm hiểu để vận dụng giáo dục cho trẻ, giúp nâng cao tư duy của trẻ trong vấn đề phát triển ngôn ngữ cũng như các kiến thức thực tế, để trẻ trở nên nhanh nhạy và chủ động hơn trong mọi trường hợp.


Đọc thêm các bài viết hay tại:

Giáo dục bằng kỷ luật hay tình cảm.
14 bí quyết để thành công trong việc giáo dục lễ nghĩa học từ chuyên gia Nhật Bản.
Những sai lầm của người lớn ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của trẻ.
Những cách giúp con phát triển khả năng sáng tạo.

Leave a Reply