Khi mẹ không biết trả lời, mẹ phải làm gì cho khéo?

Trẻ bắt đầu từ 3-4 là vua của các câu hỏi “tại sao”, tại thời điểm này bé có nhu cầu tìm hiểu mọi thứ, có nhu cầu được quan tâm và khen gợi. Thế nhưng mẹ đôi khi cũng lúng túng trước câu hỏi “có phần hóc búa” của con.

Có nhiều mẹ tâm sự rằng không ít lần mẹ gặp những câu hỏi đầy bác học như “sao con người lại có 2 bàn tay?”, “sao buổi tối lại không có mặt trời ?” “sao lại phải ăn ?” rồi “sao em được bố mẹ bế còn con thì không ?”…Và khó hơn khi các câu hỏi trên  trời này của con lại xuất hiện đúng lúc bố mẹ đang mệt hay đang bận. Thật là phiền phức phải không nào? Thế nhưng dưới góc nhìn của các nhà giáo dục thì thời điểm “tò mò” này của con lại là một thời điểm “vàng” nếu bố mẹ biết khích lệ đúng cách hoặc ít nhất là “không vùi dập” tinh thần ham học hỏi của con.

Phương pháp kích thích não bộ cho trẻ.
Tìm hiểu về não trái của trẻ.

mother-1515302_1280

Vậy thì lúc đó mẹ nên làm gì?

Mẹ nên thừa nhận

 “Con à câu này mẹ không biết rồi. Có lẽ mẹ cũng cần phải học tập nhiều hơn nữa”

“Vậy mà con tưởng cái gì mẹ cũng biết chứ”

“Không con ạ, mẹ biết nhiều điều nhưng không phải mẹ biết tất cả, nên con thấy đấy mẹ vẫn phải học tập mà”

Trí thông minh của con hoàn toàn do gen từ cha mẹ?
Cách rèn luyện trí nhớ cho trẻ dưới 6 tuổi.

baby-sitter-1249397_1280

Cùng con tìm câu trả lời

“Hay chúng ta hỏi bà đi, mẹ nghĩ là bà sẽ biết đấy. Hoặc chúng ta cùng hỏi bác Google nhé…”

“Vâng ạ”

 people-1082918_1280

 

Gợi ý để con suy nghĩ tự trả lời

“Theo con thì tại sao nhỉ ?”

“Theo con nghĩ con người có 2 tay để không giống với bạn chim, bạn cá,…”

Bé học về lòng thơm thảo qua chuyện Củ cải trắng.
Bé học cách giải quyết khó khăn qua câu chuyện Khỉ và cá sấu.

people-316506_640

Trẻ sẽ tự tin và hào hứng khi được cùng mẹ tham gia tìm hiểu một vấn đề “lớn lao” lắm, và trẻ cũng rất vui nếu như được mẹ động viên “chà, ý kiến của con hay đấy”. Và mẹ cũng nhớ là KHÔNG được làm cho trẻ cảm thấy tiêu cực bằng các câu nói như “Trời, cái đó thì ai mà chả biết” “sao đơn giản thế mà con cũng phải hỏi à?”, “con phiền phức quá”…

lazy-1458443_1280

 

Vậy nên, mẹ hãy thật bình tĩnh để cùng con trải qua giai đoạn “vua của những câu hỏi” này một cách tích cực nhé.


Chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển não bộ.
Trẻ thường có năng khiếu gì? Biểu hiện như thế nào?
Trí thông minh và tư duy có phải là một?
Năng khiếu có di truyền không?
Kích thích não bộ là gì?

Leave a Reply