Trước khi trừng phạt trẻ, thử đọc quan điểm của 4 chuyên gia giáo dục về vấn đề này.
Quan điểm của chuyên gia về việc trừng phạt ở trẻ
1. Tiến sĩ haim G.Ginott
Biện pháp trừng phạt không kiềm hãm được những hành vi sai trái. Nó hầu như chỉ làm cho người phạm lỗi rút được kinh nghiệm để lần sau khéo léo che đậy dấu vết hơn, ranh ma hơn khi bị truy xét. Khi bị trừng phạt, trẻ sẽ quyết tâm phải cẩn thận hơn chứ không tự nhủ là mình sẽ thành thật và có trách nhiệm hơn.
2. Tiến sĩ Irwin A.Hyman
Sử dụng hình thức trừng phạt thể xác (roi vọt) sẽ dạy đứa trẻ rằng, bạo lực là một cách giải quyết vấn đề. Nhiều nghiên cứu cho thấy thông điệp này ảnh hưởng tới cả người gây bạo lực lẫn người phải chịu đựng bạo lực và người chứng kiến.
3. Tiến sĩ Rudolf Dreikurs
Ngày nay, cha mẹ và giáo viên không còn bắt trẻ phải hành xử như thế này, thế kia được nữa. Thực tế đòi hỏi người lớn phải áp dụng những phương pháp mới, gây ảnh hưởng và tạo động cơ cho trẻ hợp tác. Những biện pháp trừng phạt như đánh vào mông, bạt tai, chửi bới, cấm đóan, hay phỉ báng trẻ đều là những biện pháp lỗi thời và không hiệu quả trong việc tạo dựng tính kỷ luật cho chúng.
4. Tiến sĩ Albert Bandura
Việc trừng phạt có thể khống chế, kiểm soát hành vi sai trái, nhưng bản thân nó không thể dạy trẻ những hành vi đáng quý, mà cũng không làm giảm chú ý muốn cố tình gây ra hành vi lệch lạc ở trẻ.
6 biện pháp ứng phó khi trẻ nói không
18 cách hành xử mà trẻ học theo môi trường
Bạn có hay trừng phạt con?
Giải pháp thay thế sự trừng phạt
1. Chỉ ra một giải pháp hữu ích cho trẻ
“Mẹ biết con đang rất bực bội, nhưng nếu con nói ra mà không kèm theo tiếng chửi rủa thì sẽ đỡ bực hơn đấy”.
2. Bày tỏ nỗi thất vọng ghê gớm
“Cái tiếng mà con vừa nói làm mẹ khó chịu lắm đấy”.
3. Nêu sự mong mỏi của bạn
“Mẹ hy vọng con sẽ tìm cách khác hay hơn để cho mẹ biết là con bực bội cỡ nào!”
4. Chỉ cho trẻ cách khắc phục
“Mẹ muốn con viết ra một loạt những lời mạnh mẽ phù hợp để dùng thay cho những lời thô lỗ mà con vừa nói. Nếu tìm không ra, con có thể tra từ điển hay sách liệt kê những từ đồng nghĩa cũng được”.
Tham khảo: Nói sao cho trẻ chịu học ở nhà và ở trường (Adele Faber & Elaine Mazlish)
Đọc thêm các bài viết khác tại đây.