Mách cha mẹ cách giúp trẻ bày tỏ lòng biết ơn và thực hành khen ngợi

Đối với trẻ em, một trong những biện pháp giúp hoàn thiện sự phát triển tính cách và tư duy của trẻ chính là uốn nắn những đức tính tốt cho trẻ, đặc biệt là cách bày tỏ lòng biết ơn và thói quen khen ngợi.

Có phải bạn cũng nhận ra, thế hệ chúng ta, những người đang học làm cha làm mẹ rất kém trong việc biểu lộ lòng biết ơn của mình qua cả lời nói và hành động. Chúng ta cũng kém cỏi trong việc khen ngợi tích cực thay vì cứ chỉ chăm chăm vào nhìn thấy những điều tiêu cực từ người khác và từ cuộc sống. Điều đó không có nghĩa là chúng ta không có hiếu, có tình, có thiện chí mà chỉ là chúng ta nhiều lần lúng túng, ngượng ngùng, không biết cách bày tỏ tình cảm của mình với người thân yêu. Con cái chúng ta chắc chắn sẽ gặp tình trạng tương tự nếu như tôi và bạn không rèn luyện cho con cách bày tỏ lòng biết ơn ngay từ khi còn nhỏ.

Theo ông Trần Đình Thuận, Trưởng ban quản lý Chất lượng giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT), cách giáo dục con cái hiện nay trong gia đình làm cho trẻ chỉ biết hưởng thụ, trẻ chỉ yêu cầu “quyền” của bản thân mà không biết “bổn phận” của mình. Trong khi đó, việc rèn nhân cách cho trẻ của nhà trường thông qua sách giáo khoa, chương trình giáo dục chưa mang lại nhiều kết quả. Vậy là trách nhiệm thuộc về gia đình!

Đọc thêm: Những cách hiệu quả giúp giáo dục lòng biết ơn cho trẻ.

Cho trẻ hiểu tại sao cần khen ngợi và bày tỏ lòng biết ơn

Theo nghiên cứu tại Hoa Kỳ, lời khen chân thành kích thích sản sinh ra chất Dopamine, đây là một loại doping tích cực làm cho người nhận cảm thấy hạnh phúc và tự hào. Trong quá trình giao tiếp hàng ngày, nếu bạn biết sử dụng khéo léo những lời khen chân thành thì mối quan hệ giao tiếp trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều. Khen ngợi là kỹ năng quan trọng trong quá trình giao tiếp. Lời khen ngợi sẽ giúp cho mối quan hệ với mọi người phát triển tốt hơn. Những người cảm thấy được ghi nhận đúng và tôn trọng nỗ lực sẽ cảm thấy có động lực hơn so với những người nghĩ rằng những nỗ lực của họ không được tôn trọng.

Lòng biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta, là thước đo đánh giá bộ mặt của quốc gia, giá trị của một con người. Nó là sợi dây gắn kết tình cảm giữa những con người với nhau. Biết ơn là ghi nhớ và trân trọng những thứ có giá trị mà mình nhận được từ người khác. Lòng biết ơn một trong những yếu tố để khẳng định phẩm chất của một con người.

Tóm lại, bạn hãy giải thích cho trẻ bày tỏ lòng biết ơn và khen ngợi chân thành sẽ khiến cho bé trở thành đứa trẻ ngoan, hòa nhã được nhiều người quý mến. Lòng biết ơn giúp chúng ta trở nên cao đẹp hơn.

Đọc thêm: Nhờ vả và khen ngợi: Bí quyết giúp rèn luyện sự chăm chỉ cho trẻ.

Nhut-nhat-xuat-phat-tu-nguyen-nhan-gi-va-bieu-hien-ra-sao-hinh-anh1

(Ảnh sưu tầm internet)

Mách cha mẹ cách giúp trẻ thực hành khen ngợi và bày tỏ lòng biết ơn

Trước hết, về thực hành khen ngợi

Dạy trẻ khen ngợi xuất phát từ tâm, đó là lời khen chân thành bằng cách nói thật, không bốc phét, khoa trương hay nịnh hót.

Bạn hãy dạy trẻ khen bằng nhiều cách cụ thể khác nhau. Có thể từ những hành động đơn giản như khen qua lời nói “Bạn hay quá, chị giỏi quá, cô đẹp thật,….” cho đến những hành động cụ thể như vỗ tay, gật đầu ngưỡng mộ, tặng hoa, bắt tay,…

Trẻ cũng có thể khen một cách gián tiếp thông qua lời kể chuyện, tường thuật với bố mẹ, anh chị em trong gia đình về những hành động tốt của bạn bè, của những người hàng xóm xung quanh.

Bên cạnh việc khen đúng nghĩa thì bố mẹ cũng cần dạy trẻ nên khen để khuyến khích, động viên một người nào đó mặc dù người đó làm chưa hoàn thiện, chưa tốt như: bạn làm như thế đã hay lắm rồi, chị đã nỗ lực lắm rồi, mọi người đều ngưỡng mộ anh,…

Về vấn đề thực hành lòng biết ơn

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, dạy trẻ thể hiện lòng biết ơn nếu không có phương pháp hướng dẫn cho trẻ bằng những hành động cụ thể, trẻ sẽ nói “cảm ơn” như một cái máy mà không nhận thức được lời nói phải hàm chứa lòng biết ơn thực sự xuất phát từ tâm.

Vì thế, việc thực hiện lòng biết ơn phải chú trọng đến sự  chân thành, đừng hình thức mà cần cho con biết tại sao con cần làm việc này. Bạn hãy kể cho trẻ nghe công lao của ông bà cha mẹ và những người thân khác trong gia đình. Kể cho trẻ quá trình tạo ra một đồ vật nào đó như cách người nông dân trồng lúa để có gạo ăn, quá trình trồng cây, làm bánh…Qua đó, con sẽ hiểu được mỗi thành quả luôn cần đổ mồ hôi công sức và cảm thấy trân trọng những gì mình đang có.

  • Trước tiên, dạy trẻ nói cảm ơn khi nhận được thứ gì đó từ ông bà cha mẹ, anh chị em bạn bè cũng như người lạ. Lời cảm ơn cần chân thành và nhìn thẳng vào mắt người đối diện. Đó là bước đầu tiên của thực hành lòng biết ơn.
  • Cha mẹ nên để trẻ tự dọn dẹp đồ chơi một cách gọn gàng sau khi chơi, dạy trẻ biết giữ gìn quần áo sạch sẽ, dụng cụ học tập ngăn nắp, phụ giúp cha mẹ làm các việc vừa sức, thường xuyên thăm hỏi người lớn trong nhà và chăm sóc ông bà khi ốm mệt…
  • Tổ chức cho trẻ tự làm các món quà nho nhỏ để tặng cho thầy cô, ông bà bố mẹ và bạn bè nhân ngày đặc biệt.
  • Thỉnh thoảng, cha mẹ cũng nên đưa trẻ đến những nơi nghèo khó hay tiếp xúc với những người trọng tình trọng nghĩa. Điều này sẽ giúp trẻ học hỏi thêm nhiều điều cần thiết mà nếu chỉ ở nhà sẽ không bao giờ có được.
  • Hãy dạy trẻ tập viết nhật ký biết ơn thông qua việc ghi lại những kỷ niệm trong các sự kiện quan trọng, có ý nghĩa với trẻ hoặc đơn giản là những việc tốt mà người khác đã làm cho trẻ, chẳng hạn như: “Hôm nay, bạn cùng lớp đã tặng mình một quyển vở” hay “Hôm nay, bố mẹ đã tổ chức tiệc sinh nhật cho mình rất vui tươi”…

Đọc thêm: Nhiều người nhầm lẫn giữa ích kỷ với cái tôi của trẻ.

long-biet-on3-ngoisao.vn-min

(Ảnh sưu tầm internet)

Lưu ý khi thực hiện

Để những lời dạy dỗ trẻ không trở lên giáo điều bạn nên có cách thực hiện mềm mỏng nhẹ nhàng nhất. Hãy chọn thời điểm thích hợp như trước khi đi ngủ để cùng tâm sự với con. Bé chắc chắn sẽ ghi nhớ và thực hiện tốt nếu bạn làm đều đặn hàng ngày.

Khi bé chưa quen, bạn đừng vội vàng mắng nhiếc hay quy chụp bé bằng những câu kiểu như “con thật vô ơn” “ngu ngốc”… Nếu bạn nói trước mặt nhiều người thì còn tệ hại hơn nữa, điều đó sẽ khiến trẻ tổn thương sâu sắc và thật khó để tiếp tục rèn luyện cho trẻ sau này.

Những đứa trẻ tầm 3-6 tuổi là “kẻ bắt chước” siêu hạng. Vì vậy, cách đơn giản nhất là bạn thực hiện khen ngợi và thể hiện lòng biết ơn thường xuyên. Sau đó, chẳng cần nỗ lực trẻ có thể học theo và trở thành người như bạn mong muốn.

Bên cạnh những hành động nói trên, bố mẹ cũng nên động viên, khuyến khích trẻ khi trẻ thực hiện tốt việc khen ngợi và lòng biết ơn như khen trẻ giỏi, trẻ ngoan, trao một phần thưởng nhỏ cho trẻ, dẫn trẻ đi du lịch, đi tham quan,…

Bố mẹ nên biết rằng có rèn luyện sự khen ngợi, lòng biết ơn thì tư duy của trẻ mới phát triển hơn và nhân cách của trẻ hoàn thiện hơn. Vì vậy, tùy hoàn cảnh cụ thể mà bạn hãy chọn phương pháp dạy dỗ, rèn luyện trẻ cho thật phù hợp nhé!


Bài viết hay tại:

Khám phá tư duy của trẻ.

Kinh nghiệm hay làm cha mẹ.

Leave a Reply