Tầm quan trọng của việc cho trẻ tự quyết định và chịu trách nhiệm

Thông thường, ở độ tuổi lên 3-4 tuổi, trẻ đã đi học mẫu giáo và tư duy của trẻ cũng phát triển nhanh hơn, mạnh mẽ hơn. Trẻ học hỏi được nhiều điều mới lạ, nhiều kiến thức, kỹ năng sơ khởi cần thiết và quý báu trong những năm đầu đời của mình. Là bậc cha mẹ, bên cạnh sự động viên, bồi dưỡng thêm kiến thức cho trẻ khi trẻ ở nhà thì việc cho trẻ tự quyết định và chịu trách nhiệm cũng rất ý nghĩa và cần thiết đối với trẻ.

Đọc thêm: Để trẻ 2 tuổi có thể tự lập mẹ phải để con làm những việc sau.

cho trẻ tự làm việc 1 

1. Tầm quan trọng của việc cho trẻ tự quyết định và chịu trách nhiệm

Khi trẻ đang trong quá trình phát triển về thể chất lẫn tinh thần ở độ tuổi mẫu giáo, tư duy của trẻ sẽ thay đổi ở nhiều phương diện tích cực như: trẻ suy nghĩ kỹ hơn, biết cảm thông hơn, biết động não để giải quyết một vấn đề, biết phát huy tính sáng tạo của mình,…

Trên cơ sở đó, việc cho trẻ tự quyết định và chịu trách nhiệm là một điều quan trọng kích thích sự hoàn thiện trong quá trình tư duy của trẻ. Trẻ khi đã trên 3 tuổi thường rất thích sự độc lập, thích được làm một mình những điều mình mong muốn, những việc trong tầm khả năng của mình để đạt được một mục tiêu, sở thích nào đó mà không cần sự giúp đỡ của bố mẹ. Chính vì vậy, là bậc cha mẹ, bạn hãy tạo cơ hội cho trẻ được tự lập hơn, tự quyết định trong một số tình huống cụ thể như: chọn bạn bè để chơi, chọn quần áo để mặc, chọn món ăn sáng mình yêu thích, chủ động dọn dẹp sau khi ăn xong,…

Bên cạnh việc trao một số quyền quyết định cho trẻ, để quá trình tư duy của trẻ được hoàn thiện, các bậc cha mẹ cũng nên dạy trẻ tinh thần chịu trách nhiệm với quyết định, với việc làm của mình. Điều này sẽ tạo một tiền đề quan trọng cho tương lai của trẻ, giúp trẻ sau này trở thành những con người có trách nhiệm với mọi người, dám làm dám chịu, mạnh dạn nhận ra lỗi lầm của mình để sửa chữa kịp thời. Ngay từ khi trẻ nhận ra được vần đề, bạn hãy dạy trẻ sự mạnh dạn, có trách nhiệm với việc mình đã làm, dám nhận lỗi khi làm sai và sửa lỗi để khắc phục những hậu quả, để lần sau thực hiện tốt hơn.

Đọc thêm: Khi nào cần dạy kỹ năng sống cho trẻ?

cho trẻ tự làm việc 2

2. Cha mẹ nên cho trẻ quyền quyết định và chịu trách nhiệm với những công việc gì

Để tạo thuận lợi cho quá trình phát triển tư duy của trẻ cũng như trí thông minh của trẻ, cha mẹ nên cho trẻ một số quyền quyết định và chịu trách nhiệm ở những công việc cụ thể như sau:

  • Ngủ một mình: Ở những nước phát triển, trẻ từ 6-7 tháng tuổi thường đã được cho ngủ riêng một mình. Họ cho rằng ngủ một mình sẽ có lợi ích trong việc bồi dưỡng ý thức độc lập, rèn luyện sự can đảm và sẽ có ích trong việc nâng cao khả năng tư duy của trẻ. Điều đó giúp trẻ có một bản lĩnh vững vàng, độc lập, mạnh dạn và nâng cao dần khả năng tự chăm sóc bản thân cho trẻ.
  • Tự đứng lên mỗi khi bị vấp ngã: Điều này giúp rèn luyện tư duy của trẻ ở nhiều vấn đề quan trọng. Tự đứng lên mỗi khi bị vấp ngã là một cơ hội để bồi dưỡng tinh thần mạnh mẽ, khả năng tự giải quyết vấn đề, bồi dưỡng ý chí vượt qua trở ngại cho trẻ. Điều này giúp bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất đáng quý, tinh thần tự lập cao. Qua đó sẽ giúp trẻ làm chủ cuộc sống và tự bước đi vững vàng trên chính đôi chân của mình, không sợ hãi khó khăn.

Đọc thêm: 5 cách giúp trẻ chủ động trong cuộc sống.

  • Tự sửa chữa đồ chơi hỏng: Ở những nước phát triển, cha mẹ luôn để con trẻ tự sửa chữa đồ chơi của mình bị hỏng. Điều này giúp phát triển tư duy của trẻ, giúp trẻ phát huy tính sáng tạo, kỹ năng giai quyết một vấn đề và năng khiếu tìm hiểu ấu tạo của đồ vật.
  • Và còn nhiều việc khác nữa như cho trẻ tự gói quà, tự rửa chén bát của mình, giành những đồ chơi mình thích, đưa ra ý kiến tranh luận, mạnh dạn nhận lỗi,… đều rất cần thiết cho sự phát triển tư duy của trẻ, cho sự thành công của trẻ sau này.

Hy vọng qua bài viết này, các bậc cha mẹ sẽ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc cho trẻ tự quyết định và chịu trách nhiệm là như thế nào. Từ đó, các bạn sẽ có những hành động thích hợp để động viên, khuyến khích, dạy bảo nên những đứa trẻ ngoan hiền, thông thái.


Đọc thêm:

Bố mẹ có nên định hướng sở thích cho trẻ?
Cách giúp trẻ hào hứng khám phá.
Con gái thừa hưởng trí thong minh của ai?
16 mẹo giúp bé ham mê đọc sách.
Phát triển tư duy qua việc kích thích 5 giác quan của trẻ: Cực kỳ đơn giản.

Leave a Reply