Cách rất hiệu quả giúp trẻ hào hứng khám phá

Mọi đứa trẻ bẩm sinh đã có ham muốn học hỏi, khám phá thế giới xung quanh. Khả năng học hỏi để thích ứng và làm chủ môi trường xung quanh có mối liên hệ chặt chẽ với bản năng sinh tồn của của con người, và do vậy khả năng đó rất mạnh. Vì vậy, cha mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ thích thú học hỏi những điều mới lạ với sự khuyến khích và chỉ dẫn phù hợp.

Cách rèn luyện trí nhớ cho trẻ dưới 6 tuổi.
4 trò chơi giúp trẻ phản ứng nhanh.

trẻ hào hứng khám phá 1

Trẻ con cần được tự do khám phá trong một môi trường lành mạnh

Tạo niềm vui cho con

Khi dạy trẻ điều mới, hãy đảm bảo rằng bạn luôn nghĩ ra các hoạt động vui nhộn và thách thức để khuyến khích trẻ hào hứng học hỏi những điều mới lạ. Việc tiếp thu sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu kiến thức được truyền tải qua một trò chơi hay một ví dụ sinh động. Khi được kích thích sự hào hứng, bé sẽ hăng say với bài học của mình hơn bao giờ hết.

Hãy khuyến khích trẻ khám phá thế giới xung quanh chúng – luôn có thứ mới để học mỗi ngày!

Để con được quyền chọn lựa

Cha mẹ hãy cho con quyền được lựa chọn lĩnh vực con mong muốn được khám phá. Trẻ không thể hào hứng với những gì bị ép phải làm. Trẻ chỉ đạt được kết quả tốt với những gì bé có niềm yêu thích đặc biệt và được cha mẹ đầu tư phát triển từ sớm.

Cha mẹ cũng nên dành thời gian để tìm hiểu điều gì làm con sợ sệt, điều gì con ghét và lý do tại sao. Thay vì ép con làm điều mà con không thích, bố mẹ hãy giúp con vượt qua và làm quen với nỗi sợ. Đồng thời, bố mẹ nên đưa cho con nhiều lựa chọn để con được tự mình quyết định. Khi dạy con tự đánh răng, nếu bé không thích, hãy hỏi con: “Con thích đánh răng trước hay sau khi xem phim?” Bé sẽ sẵn lòng chọn 1 trong 2 mà không mảy may nghĩ đến việc từ chối.

Dòng tâm sự của mẹ và con gái gây xúc động.
Cô bé Sanvana đã giúp hàng triệu trái tim khỏe mạnh bằng cách nào?

trẻ hào hứng khám phá 2

Những đứa trẻ hào hứng khám phá là những đứa trẻ hạnh phúc

Đừng quá quan trọng kết quả            

Cha mẹ không nên quá chú trọng vào thành tích bé cần đạt được với mỗi hoạt động bé tham gia. Thay vào đó hãy ghi nhận sự cố gắng, kỹ năng bé học hỏi được trong quá trình khám phá những điều mới lạ. Hãy nhìn đến quá trình mà con học hỏi và thực hiện, động viên từng nỗ lực của con, bố mẹ sẽ thấy được sự tiến bộ rõ rệt ở bé. Quá chú trọng vào kết quả sẽ gây áp lực cho bé, khiến bé sợ hãi hơn là thích thú học hỏi và tìm tòi.

Không nên Khuyến khích bằng phần thưởng

Thực tế, phần thường có sức hút mạnh mẽ làm tăng động lực của trẻ. Vì thế, nhiều bậc cha mẹ cổ vũ và khuyến khích con bằng cách đưa ra các “lời mời gọi” hấp dẫn. Tuy nhiên, khi phần thưởng không còn nữa, trẻ cũng sẽ không còn hứng thú như lúc đầu. Phần thưởng giúp bé có thêm động lực nhưng cũng có thể dập tắt đi niềm đam mê và hứng thú vốn có. Cha mẹ nên kích thích sự tò mò, khát khao tìm hiểu về thế giới xung quanh mình của con để duy trì trạng thái hào hứng, mong muốn khám phá, học hỏi.

Dạy con là một nghệ thuật, bố mẹ chính là những “nghệ sĩ”. Hãy đầu tư công sức, tình cảm để giúp con khám phá thế giới một cách tự nhiên nhưng cũng khoa học nhất. Hãy tạo niềm đam mê học hỏi cho con ngay từ những năm đầu đời vì nó sẽ là hành trang vững chắc cho con khi khôn lớn.

Đọc thêm:

7 điều bé làm để bảo vệ môi trường.
Cầu vồng được tạo nên như thế nào vậy mẹ?
Bé học về cấu tạo cơ thể của con bướm.
Vòng thức ăn – Quy luật độc đáo của sinh vật.

Leave a Reply