Trẻ cãi nhau: Khi nào người lớn nên can thiệp? Can thiệp như thế nào?

Trong giao tiếp, không ít thì nhiều mọi người đều từng xảy ra xung đột, trẻ em cũng không ngoại trừ. Với vị trí làm cha mẹ, để phát triển tư duy của trẻ một cách toàn diện nhất, chúng ta nên làm thế nào để dạy trẻ cách giải quyết khi xảy ra xung đột, thay vì làm chủ cuộc chiến của trẻ.

Đọc thêm: Mách bố mẹ 4 bước giúp trẻ bình tĩnh.

1. Các nguyên nhân dẫn đến chuyện cãi nhau của trẻ?

Trong giao tiếp hàng ngày với bạn bè cùng trang lứa, trẻ em luôn phải đối mặt với những xung đột thường xuyên xảy ra. Trong tư duy của trẻ, trẻ luôn cảm thấy mình bị đối xử sai và phải khẳng định lại. Tuy nhiên trẻ còn quá bé để có thể biết cách giải quyết xung đột trong hòa bình. Trẻ chỉ biết lựa chọn khóc, hoặc đánh nhau, hoặc mách ba mẹ khi những đứa trẻ khách đánh hoặc tranh đồ chơi với con để chờ cách giải quyết thích hợp của ba mẹ.

Đọc thêm: Khi nào cần dạy kỹ năng sống cho trẻ?

trẻ tranh cãi nhau

2. Cha mẹ có nên can thiệp vào việc cãi nhau của trẻ hay để con tự giải quyết các mâu thuẫn?

Tùy từng trường hợp cụ thể cha mẹ nên lựa chọn có nên can thiệp hay không. Có những khoảnh khắc con không thể giải quyết được việc cãi nhau và tần suất tranh cãi nhau của trẻ lặp lại nhiều lần. Có những trường hợp con bị bàn bè bắt nạt, chịu bạo lực, và chịu nhiều ấm ức. Đây là lúc cha mẹ phải chủ động can thiệp vào cuộc chiến của con để ngăn cản những bạo lực nguy hiểm với trẻ càng nhanh càng tốt, dù cho con có yêu cầu sự giúp đỡ của cha mẹ hay không? Cha mẹ đóng vai trò chủ động hướng dẫn để con đi đúng hướng, tránh ảnh hưởng đến tâm lý, tư duy của trẻ. Những trẻ em thường bị bắt nạt hay thua trong các cuộc cãi vãi sẽ dễ bị chấn thương về tâm lý, ảnh hưởng đến lối tư duy của trẻ, trẻ dễ cô đơn, thiếu tự tin và thường sống cô lập lại.

Khi tham gia vào các cuộc cãi nhau như thế, cha mẹ có trách nhiệm hưởng dẫn con, phân tích theo tất cả các bên, mỗi bên sẽ tìm hiểu nguyên nhân và lắng nghe ý kiến của bên kia. Hướng các con có tư duy hướng đến sự đồng cảm để hóa giải hòa bình với nhau.

5 cách giúp trẻ chủ động trong cuộc sống.
Bố mẹ có nên định hướng sở thích cho trẻ?

Mother and son having a cute little fight with something about books

Tuy nhiên cũng có những thời điểm cha mẹ chỉ nên đóng vai trò của người quan sát. Đó là những sự tranh giành thông thường, nhưng va chạm nho nhỏ không đáng kể mà không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Khoa học đã chứng minh trẻ có khả năng tư duy để tự giải quyết và tự chiến đấu nếu chúng có đủ không gian và thời gian. Nếu bạn luôn can thiệp vào chuyện cãi nhau của trẻ trong bất kỳ trường hợp nào thì con sẽ luôn phụ thuộc vào bố mẹ, con sẽ mất đi khả năng tư duy, tự khám phá các cách giải quyết xung đột khác nhau của bản thân.

Không tranh chấp đồ chơi, không mâu thuẫn với các bạn thì không phải trẻ con. Nếu con bạn không có các chanh chấp đó thì bạn cũng nên lo lắng và xem lại sự phát triển tư duy của con mình. Vì giải quyết mâu thuẫn là cách mà các con có thể thông qua đó học được rất nhiều kỹ năng trong cuộc sống, con có thể phát triển tư duy của trẻ một cách hoàn thiện hơn.

Với sự giúp đỡ, hòa giải với các bạn, con bạn sẽ học được cách giải thích và trình bày quan điểm của mình, nâng cao ngôn ngữ, tư duy của trẻ ở từng vấn đề. Qua thời gian trẻ có thể hoàn toàn tự tư duy để tìm cách giải quyết các xung đột của mình. Vì vậy tùy từng tình huống bạn nên cân nhắc kỹ có nên can thiệp vào chuyện cãi nhau của trẻ hay không nhé?


Tư duy phản biện có thể giúp não bộ trẻ phát triển gấp 2 lần.
Giúp trẻ chuẩn bị tâm lý và đối diện với thất bại một cách tích cực.
Càng đánh trẻ thì trẻ càng ương bướng- Đúng hay sai?
Thay vì chê bai trẻ, cha mẹ nên làm gì?

Leave a Reply