3 bước giúp con xây dựng thói quen tự học

Trước khi nỗ lực tìm kiếm những giáo viên có tiếng, những trung tâm có chất lượng tốt hay đơn giản là kinh nghiệm tìm kiếm gia sư kèm cặp cho con thì bạn cần rèn luyện cho con có ý thức, tinh thần tự học.

Tự học nghĩa là học mà không có sự giám sát trực tiếp của bố mẹ, người thân. Nhưng để rèn luyện tinh thần tự học cho con, cha mẹ cần dành thời gian giám sát việc học của con; chủ động học cùng với con.

Dưới đây là một số biện pháp rèn luyện để ý thức chủ động trong việc học của con.

Đọc thêm: Trẻ thường ích kỷ trước rồi mới có thể vô tư?

Xây dựng kế hoạch học tập cùng với trẻ

 

 

Thay vì ép ép con vào khuôn khổ của việc học hành bằng những yêu cầu thời gian do chính mình định ra, cha mẹ nên để trẻ tự do hoặc tham gia xây dựng thời gian biểu cho mình. Vì nếu cha mẹ ép con vào khuôn khổ của việc học hành bằng những yêu cầu thời gian do chính mình định ra dễ khiến bé sẽ cảm thấy mệt mỏi, hay cáu gắt và sẽ luôn cố gắng tìm cách thoát ra sự ràng buộc đó hoặc tìm cách đối phó với chúng hơn là tinh thần tự giác. 

Việc được quyền quyết định kế hoạch học tập của chính mình sẽ khiến trẻ cảm thấy thích thú khi học, thấy được tôn trọng và có trách nhiệm hơn với những điều tự mình vạch ra. Trẻ em từ lớp 1 đã có thể tự lập được thời gian biếu cho mình, vậy nên phụ huynh chỉ nên là người tư vấn giúp thời gian biểu đó hợp lý hơn mà thôi.

Lưu ý:

  • Thời gian biểu được lập dựa vào mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của trẻ. Việc xác định kết quả đạt được theo từng mốc thời gian chính là sự động viên, khích lệ dành cho trẻ. Mỗi kết quả đạt được đúng thời hạn chính là thành công của trẻ trên con đường học hỏi, thu thập kiến thức.
  • Kiểm tra việc trẻ thực hiện theo kế hoạch học tập đã được xây dựng cho trẻ. Việc kiểm tra hàng ngày là rất cần thiết vì giúp trẻ hình thành nề nếp học tập, sự kiên trì thực hiện theo kế hoạch đặt ra và cũng giúp xác định kế hoạch xây dựng đã phù hợp với trẻ hay chưa. Nếu kế hoạch xây dựng ban đầu chưa thực sự phù hợp với trẻ, cha mẹ có thể tư vấn giúp con điều chỉnh lại kế hoạch cho phù hợp hơn.
  • Kế hoạch học tập được xây dựng dựa trên năng lực của trẻ. Vậy để giúp trẻ tự học một cách hiệu quả, cha mẹ cần hiểu năng lực thực sự và khả năng của con mình đang nằm ở đâu. Nếu trẻ có khả năng tiếp thu nhanh và hoàn thành xuất sắc chương trình cơ bản, cha mẹ  có thể tăng thêm bài tập ở nhà hoặc giải các bài nâng cao. Trường hợp bé chưa đạt được chuẩn, không nên ép con học quá sức, cũng đừng cố gắng cho bé làm bài tập nâng cao, chỉ tập trung vào những bài cơ bản nhất để trẻ tiếp thu được kiến thức.

Đọc thêm: Những đứa trẻ vô cảm: Tín hiệu cảnh báo dành cho cha mẹ.

Nâng cao khả năng tự tìm tòi, học hỏi cho trẻ

 

 

Để rèn luyện khả năng tự họctinh thần tự giác học cho trẻ, trước hết, các bậc phụ huynh cần giải thích cho trẻ hiểu thế nào là tự học? Tự học là cách chủ động tìm tòi, vận dụng những kiến thức đã học, đã biết vào những vấn đề khác, đồng thời, chủ động tự tìm hiểu, tự khám phá những kiến thức hoàn toàn mới hoặc dựa trên cơ sở những kiến thức mình đã biết trước đó.

Vì vậy, để rèn luyện tinh thần và kỹ năng tự học, với mỗi bài tập, phụ huynh có thể yêu cầu các bé giải nhiều cách khác nhau. Với các bài đọc, phụ huynh cần cho trẻ đọc trước vài lượt sau đó để con tự tìm ra ý chính của bài. Ngay cả những câu hỏi của trẻ, phụ huynh không nên trả lời ngay mà hỏi ngược lại bé để giúp con có thể tự tư duy, tự tìm tòi trước khi được giải đáp cặn kẽ.

 

Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi

 

Thế giới xung quanh đối với trẻ luôn rộng lớn và đầy bí ẩn cần được giải đáp. Đó là một trong những cách trẻ chủ động học hỏi, tiếp thu và lĩnh hội tri thức của bé. Nhưng nhiều bậc phụ huynh khi gặp những câu hỏi liên tiếp của con thì không kiên nhẫn sinh bực mình, quát mắng con. Điều này dễ dẫn đến tình trạng trẻ sợ, luôn cảm thấy câu hỏi của mình là ngớ ngẩn, dại dột, khi đến lớp trẻ cũng sẽ không dám hỏi những vấn đề chưa hiểu với cô giáo.

Vì vậy, cha mẹ nên giải đáp mọi thắc mắc của con cái, đồng thời khuyến khích con nên có những câu hỏi tương tự với cô giáo khi chưa hiểu bài, chưa thỏa mãn kiến thức cô đưa ra. Mặt khác, khi trẻ đưa ra câu hỏi, hãy khuyến khích trẻ tự tìm ra câu trả lời trước theo lý giải của bé để củng cố và phát triển thêm khả năng tự học của con.

Các bài viết được quan tâm:

4 cách tăng chỉ số EQ cho trẻ tại nhà.
Giáo dục bằng kỷ luật hay tình cảm.
14 bí quyết để thành công trong việc giáo dục lễ nghĩa học từ chuyên gia Nhật Bản.

Leave a Reply