4 câu chuyện dạy con khiến ba mẹ phải suy ngẫm

Nếu bạn là cha mẹ đang có con trong độ tuổi từ 0-6 thì đừng bỏ lỡ những câu chuyện thú vị này.

1. Câu chuyện hai người cha

Một người cha dắt cậu con trai hai tuổi của mình đi tản bộ, con trai anh đột nhiên ngồi xuống vệ đường. Người cha này không hề lớn tiếng la mắng những câu đại loại như “đất bẩn lắm, mau đứng lên đi!” như nhiều người khác mà ngược lại, anh nhẫn nại chờ con đứng lên rồi mới tiếp tục bước đi. Hành động này của người cha thể hiện sự tônt rọng trẻ, đây là điều mà một nhà giáo dục cần làm được.

Một người cha khác đứng dạng hai chân để cho con chạy qua chạy lại ở giữa. Người cha thật tuyệt vời ấy, cho dù đứng ở tư thế dạng chân vẫn giữ được dáng vẻ tuyệt vời của mình.

2. Cậu bé ngỗ ngược

Một đứa trẻ thường xuyên có hành vi vô tổ chức và ngỗ ngược khiến giáo viên rất đau đầu. Một ngày nọ, cậu bé hết sức cẩn thận khi bắt đầu di chuyển chiếc bàn. Một lúc sau, cậu bí giáo viên đình hcỉ và phạt đứng im ở góc tường, bởi cậu đã làm ồn. Thực ra, đây là lần đầu tiên cậu bé có một biểu hiện tốt, nếu như chúng ta bình tĩnh quan sát thì đã phát hiện ra đây đáng lẽ là một hành vi rất đáng tôn trọng.


Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tại nhà qua bài học mô tả

6 biện pháp ứng phó khi trẻ nói không



3. Cậu bé học chữ

Con trai tôi đã 4 tuổi rưỡi, gần đây cháu đặc biệt ham mê học chữ, phải nói là đam mê một cách cuồng nhiệt. Bất kể là tôi có việc gấp hay không, hay bất kể là tôi đang đi bộ hay lái xe, chỉ cần trên đường có nắp cống là con lại bắt tôi dừng lại đọc cho cháu nghe. Mới đầu, khi con bảo tôi đọc từng chữ trên nắp cống ở ngòai đường, tôi cũng hiếu kì vừa đi vừa đọc từng chữ cùng con. Khi ấy tôi mới phát hiện ra rằng, hóa ra trên nắp cống lại có nhiều thông tin đến vậy, có khi các nắp cống có cùng một tác dụng nhưng lại được đánh dấu khác nhau; hơn nữa với các thời đại khác nhau, đơn vị khác nhau, thậm chí trên những lề đường khác nhau thì các chữ đánh dấu trên nắp cống cũng sẽ có những đặc điểm khác nhau.

Công cuộc học chữ từ đây bắt đầu đi vào giai đoạn không thể dừng lại. Công việc này khôgn phải chỉ kéo dài một hai ngày, mà hai tháng gần đây hầu như này nào tôi và con cũng đi hết một lượt các con phố và đọc! Tất nhiên thành quả cũng khiến tôi và con cảm thấy tự hào, cháu đã nhận biết được hầu hết những chữ đánh dấu trên nắp cống, kẻ cả từ và con số. Một chiếc nắp cống nhỏ bé thì có được bao nhiêu chữ để đọc đây? Thống kê sơ sơ cũng không ít, khoảng hơn 150 từ.

Sau khi đọc hết những chữ viết trên nắp cống, con trai lại hồ hởi chuyển mục tiêu sang các biển quảng cáo. Các biển quảng cáo vốn đã được thiết kế rất bắt mắt, bởi nếu không sẽ chẳng ai chú ý đến nó cả. Tới lúc đó tôi mới phát hiện ra ngoài công dụng gợi mở cho trẻ ra, nó còn có một tác dụng không ngờ tới khác; trên dòng chữ lớn đầu tiên ở biển quảng cáo thường là một câu nói trên tivi, một khi trẻ phát hiện ra dòng chữ to trước mắt chính là câu nói mà trẻ đã nghe quen, trẻ sẽ hào hứng tới mức giống như phát hiện ra một bí mật động trời vậy.

Con trai tôi đã tự học như vậy, tôi phát hiện ra quy luật là chỉ cần tôi đáp ứng kịp thời các yêu cầu của con, đọc cho con nghe, kể cho con hay, dắt con đến những nơi con thích, thế là đủ.

4. Đừng giúp con

Một ngày nọ, một đám trẻ vừa nói vừa cười quây thành một vòng tròn, ở giữa vòng tròn là 1 chậu nước, trong chậu nước là một vài món đồ chơi nổi lềnh bềnh. Một cậu bé chừng hai tuổi đứng một mình ngoài vòng tròn, mặt đầy hiếu kì. Đầu tiên, cậu bé tiến lại gần đám trẻ kia, thử chen vào trong, nhưng cậu bé không đủ khỏe nên chỉ có thể đứng ngòai nhìn xung quanh, nét mặt hết sức háo hức. Cậu bé nhìn thấy một chiếc ghế nhỏ, cậu nghĩ là cách đem ghế ra đằng sau lũ trẻ và đứng lên trên. Thế là cậu bé tiến lại gần chiếc ghế, khuôn mặt ngời lên niềm hi vọng. Đúng vào lúc ấy, cô giáo lại gần chiếc ghế, cô dùng hai tay ôm lấy cậu bé, nâng cậu lên cao cho cậu nhìn thấy chậu nước rồi nói: “Nào, cậu bé tội nghiệp, con có thể nhìn thấy rõ rồi chứ!”

Thật đáng tiếc, câu bé tuy đã nhìn thấy những món đồ chơi trong chậu nước nhưng lại không cảm nhận được niềm vui khi tự dùng sức của bản thân để chinh phục khó khăn.

Nguồn tham khảo: Sách “Cẩm nang nuôi dạy con theo phương pháp Montessori”


Các bài viết được quan tâm:

Học theo Montessori: 6 cách khơi gợi hứng thú của trẻ với chữ viết

18 cách hành xử mà trẻ học theo môi trường

Hình thành môi trường ngôn ngữ cho trẻ: 5 tuyệt chiêu nhất định phải biết

Leave a Reply