Mẹ đã thật sự hiểu bé? Thế giới của con không giống như những gì bố mẹ hình dung

Trẻ thường có năng khiếu gì? Biểu hiện như thế nào?
Trí thông minh và tư duy có phải là một?


a

Thế giới của con không giống như những gì bố mẹ hình dung

Vì sao bé luôn thích làm ngược lại điều bố mẹ dặn?

Từ khi con biết đi, rồi biết nói, cho đến khi con bắt đầu biết nhận thức về thế giới xung quanh, có bao giờ mẹ thắc mắc, vì sao mẹ “dạy con một đằng, con làm một nẻo?”. Có mẹ nào đau đầu khi con liên tục làm ngược lại với ý muốn của mẹ, rồi tự hành động theo ý thích của con?

Chắc hẳn các mẹ đã từng ở trong hoàn cảnh, vừa nhắc nhở con “ không ra ngoài nắng Cún nhé”, nhưng mẹ vừa quay đi con đã tung tăng chạy ra ngoài. Mẹ nghiêm túc dặn dò “đồ này của mẹ con không được nghịch”, thì chỉ vài phút sau con đã lén cầm túi đồ của mẹ ra chỗ khác tìm tòi khám phá. Con không hề bướng bỉnh, nhưng tại sao lại chỉ thích làm theo ý thích của mình?

adfa

Bố mẹ tránh áp đặt cho con ở độ tuổi này

Khủng hoảng tuổi lên ba

Trên thực tế, các nhà tâm lý học đã chỉ ra, không chỉ người lớn có triệu chứng khủng hoảng: khủng hoảng thời tiền hôn nhân, thanh niên gặp khủng hoảng trước tuổi trưởng thành, mà ở trẻ em cũng xảy ra hiện tượng này. Khủng hoảng thường xảy ra ở trẻ lên 3- ở các bé đã nói sõi, vốn từ cũng tăng lên nhiều và có khả năng tự khám phá, thích tìm hiểu thế giới xung quanh.

Chính vì thế, những yêu cầu, áp đặt mà người lớn cho là đúng đắn thì trẻ chỉ muốn được làm ngược lại, muốn chứng minh cho bố mẹ thấy là trẻ có thể tự làm, tự nhận thức mà không cần bố mẹ nhắc nhở quá nhiều.

Đây chính là tâm lý tự khẳng định mình ở lứa tuổi này. Do đó, nếu bố mẹ không tìm ra cách tiếp cận và giải quyết phù hợp, thì ranh giới giữa trẻ hình thành tính độc lập và trẻ hình thành tính bướng bỉnh, không nghe lời bố mẹ là rất mong manh.

Cách giúp trẻ hào hứng khám phá.
Con gái thừa hưởng trí thong minh của ai?

Bố mẹ và cách giải quyết bằng mối quan hệ nhân- quả

adafd

Kiên trì là chìa khóa vạn năng để mẹ bước vào thế giới của con

Trong trường hợp này, thái độ “kiên trì” của bố mẹ là chìa khóa vạn năng để uốn nắn, rèn luyện cho các bé. Kiên trì lắng nghe con, kiên trì giải thích cho con hiểu, kiên trì thực hành để con hình thành nhận thức đúng đắn ở một trong những giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất của cuộc đời.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chia sẻ cho con về mối quan hệ nhân- quả chính là một trong những cách định hướng giúp trẻ tiếp thu một cách nhanh nhất và có hiệu quả nhất. Nghĩa là thay vì ép buộc, ra lệnh, yêu cầu con một cách quá nghiêm khắc để con làm theo thì hãy để con tự nhận ra, tự hiểu ra vấn đề.

Về ví dụ đã đưa ra ở trên, thay vì ngăn cấm con không được ra nắng, hãy dắt con ra ngoài và nói rằng: “ Nếu con ra nắng thì con sẽ bị ốm, con phải uống thuốc, phải đi bác sĩ để tiêm. Nếu con chơi ngoan trong nhà thì con không bị ốm, mà con sẽ có thưởng.”

16 mẹo giúp bé ham mê đọc sách.
Phát triển tư duy qua việc kích thích 5 giác quan của trẻ: Cực kỳ đơn giản.

Ngoài ra, cho con “quyền được lựa chọn” cũng là một phương pháp hay để con được chủ động khám phá, lựa chọn theo ý thích. Không mất quá nhiều thời gian, chỉ cần bố mẹ kiên trì thêm một chút. Những thứ thuộc về con như quần áo, đồ ăn, hoa quả, hãy để con có quyền lựa chọn.

Đôi khi không phải cứ ép con ăn đủ chất, chọn quần áo mà mẹ nghĩ rằng tốt cho con là đủ. Nếu cho con quyền lựa chọn, tức là bố mẹ đã giao “trách nhiệm được lựa chọn” cho con. Con không chỉ thích thú khi được quyết định mặc áo gấu hay áo khỉ, ăn trái táo hay trái nho, mà con còn nhận ra con cũng được tôn trọng, cũng được lắng nghe, và phải có trách nhiệm với những gì mà bố mẹ tin tưởng giao cho con nữa.

Chỉ cần mẹ kiên trì thêm một chút, mẹ sẽ hiểu con hơn!

 Lan Anh.

5 quy tắc lịch thiệp trên bàn ăn mẹ cần dạy cho bé.
Thay vì nói KHÔNG với trẻ, mẹ có thể nói theo cách này.
Muốn trẻ 2 tuổi tự lập, mẹ cần cho con tự làm các việc sau.
Bức thư xúc động của thầy hiệu trưởng gửi cha mẹ học sinh.
Giúp bé rèn luyện nhân cách qua truyện “Đàn kiến biết ơn”.

Leave a Reply