Những đứa trẻ khác nhau thường có những hành động, thói quen, tính cách, sở thích và cách ứng xử với các tình huống,… khác nhau. Điều này phụ thuộc vào bản chất, sự học hỏi, tư duy của trẻ,… đồng thời cũng phụ thuộc vào độ tuổi và từng giai đoạn phát triển nhất định. Do đó, đôi khi cảm thấy con em mình không phát triển được như mong muốn và các bạn thường có sự so sánh với những đứa trẻ khác. Vậy có nên so sánh trẻ với nhau hay không? Điều này sẽ được giải thích rõ ràng hơn qua bài viết sau đây.
Đọc thêm: 4 bước giúp trẻ bình tĩnh
Theo một thống kê tại Việt Nam, hơn 80 đến 90% các chuyên gia tâm lý khuyên các bậc cha mẹ không nên so sánh trẻ với nhau. So sánh trẻ là lỗi thường gặp của những bậc cha mẹ, có thể là do vô tình hoặc cố ý. So sánh thường bắt đầu từ khi trẻ mới còn trong bào thai và tiếp tục cho tới lúc trưởng thành. Điều này sẽ vô tình ảnh hưởng đến lòng tự trọng của trẻ, tác động tiêu cực đến quá trình tư duy của trẻ và làm ảnh hưởng lớn đến tương lai thành công sau này.
Đọc thêm: Việc gì nên làm hộ con, việc gì không?
Trong quá trình mang thai, các bà mẹ hay so sánh cân nặng. Sau khi sinh con thì so sánh chiều cao, cân nặng, việc ăn uống tới cả thời điểm mọc răng, thời gian biết bò, biết đi sớm hay muộn. Khi trẻ lớn hơn chút nữa là xếp loại học tập. Chính những sự so sánh này đã giết chết tính hồn nhiên, sự tự tin của trẻ mà thay vào đó là sự đố kỵ, ganh ghét.
Sau đây là những nguyên nhân chính mà các bậc cha mẹ không nên so sánh trẻ với nhau:
1. Ảnh hưởng đến lòng tự trọng của trẻ
Đây là một trong những lý do bạn không nên so sánh con mình với những đứa trẻ khác vì sẽ chạm vào lòng tự trọng của bé. Khi bị so sánh, quá trình tư duy của trẻ sẽ xuất hiện những hướng tiêu cực. Lòng tự ti ở trẻ thường xuất phát từ thời thơ ấu. Vì vậy, bạn không nên làm cho trẻ cảm thấy chúng thua kém người khác. Tuy rằng bạn không muốn con mình tự cao và khoe khoang, nhưng cũng đừng làm trẻ cảm thấy mình vô dụng và thấp kém.
Đọc thêm: 3 cách giúp trẻ chủ động và tự lập.
2. Trẻ sẽ hờn giận
Việc bạn so sánh trực tiếp bé với đứa trẻ khác có thể làm cho con bạn cảm thấy rất bực tức. Khi bé bị so sánh và cảm thấy mình không bằng anh chị em ở một điểm nào đó, trẻ sẽ hờn giận bạn, đồng thời còn giận cả anh chị em của mình. Liệu bạn có muốn gia tăng sự mâu thuẫn giữa những đứa con của mình? Vì vậy, bạn đừng nên so sánh các trẻ với nhau nhé. Mặc dù trẻ không nói nhưng quá trình tư duy của trẻ dần trưởng thành và trẻ sẽ cũng sẽ hiểu những gì bạn so sánh đấy!
3. Mỗi đứa trẻ có một quá trình phát triển riêng
Giai đoạn trẻ em, tuổi ấu thơ không phải là một cuộc chạy đua đến đỉnh cao và mỗi đứa trẻ sẽ phát triển theo tốc độ riêng không giống nhau. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh thường lo lắng vì con của họ không thể đi như những trẻ cùng độ tuổi, không khỏe mạnh bằng những đứa trẻ khác hoặc có vốn từ vựng khiêm tốn hơn. Khoa học đã chứng minh rằng không có thời gian biểu ràng buộc cho sự phát triển của một đứa trẻ và quá trình này sẽ tùy thuộc vào cấu tạo bẩm sinh của bộ não, quá trình tư duy của trẻ, sự dạy bảo của cha mẹ,…Vì vậy, bạn đừng lo lắng khi con mình không giỏi hoặc không khỏe bằng con của những người khác vì rất yếu là chúng sẽ phát triển theo nhịp độ riêng của mình.
Đọc thêm: Nguyên tắc giao tiếp với trẻ mầm non.
Qua ba nội dung chính trên đây, hẳn các bạn đã hình dung được câu trả lời cho câu hỏi “Có nên so sánh trẻ với nhau hay không?” phải không nào. Từ đó, hy vọng các bạn sẽ có những sự chăm sóc, nuôi dưỡng, động viên, rèn luyện,… để kích thích sự phát triển về thể chất – tinh thần của trẻ, tư duy của trẻ, trí tuệ của trẻ, sức khỏe của trẻ,… theo hướng tích cực trong tương lai, bạn nhé!
Đọc thêm: Sách hay: Con nghĩ đi, mẹ không biết