Với trẻ nhỏ thì tiếng khóc là “lời nói” giúp bé thể hiện mong muốn của mình, vì thế cha mẹ hãy lắng nghe tiếng khóc của con để biết con muốn gì. Tuy nhiên khi tư duy của trẻ phát triển theo thời gian, bé cũng bắt đầu “khôn” hơn khi biết mượn tiếng khóc của mình để làm nũng cha mẹ. Vậy lúc nào bé khóc thì bố mẹ nên đáp ứng đòi hỏi của bé, lúc nào thì không, chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.
Đọc thêm: 5 cấp độ ăn vạ của trẻ và phản ứng đúng của cha mẹ.
-
Học cách phân biệt tiếng khóc của trẻ
Cảm xúc, tư duy của trẻ thường thay đổi thất thường khiến cho bố mẹ nhiều phen dở khóc dở cười với “cục vàng”yêu quý của mình bởi vừa thấy nó cười hớn hở xong mà chỉ chưa đầy một phút sau đã gào thét, khóc lóc rồi. Bố mẹ dỗ thế nào cũng không được, lắm lúc bực mình quát tháo. Thế nhưng đó không phải là cách bởi sẽ làm cho trẻ sợ hãi mà khóc thêm.
Vấn đề của bố mẹ lúc này là thật bình tĩnh để suy xét và cố gắng học cách phân biệt tiếng khóc của trẻ xem là nó đang vòi vĩnh, mè nheo hay nó có điều gì đó bất ổn trong người để tìm cách xử trí tương ứng.
Đọc thêm: Giải quyết mâu thuẫn giữa anh chị em thế nào cho phải?
Trong trường hợp tiếng khóc của bé là mè nheo để bố mẹ phải chiều theo ý mình như bé muốn mua một món đồ chơi nào đó hay bé không muốn đi học…thì lúc này bé đang sử dụng “vũ khí” là nước mắt để chiến đấu với bố mẹ, bắt bố mẹ phải thực hiện theo ý của mình. Đối với tình huống này bố mẹ cần kiên nhẫn và bình tĩnh giải thích cho con hiểu hành động của bé là xấu, là không ngoan. Hãy nhẹ nhàng với bé nhưng không được nhân nhượng, không được chiều theo ý muốn của bé chỉ với mục đích “để nó nín đi cho xong” bởi chỉ cần một vài lần như thế trong tư duy của trẻ sẽ hình thành một ý nghĩ “chỉ cần khóc là bố mẹ đáp ứng” cực kì nguy hiểm, lâu dần nó sẽ trở thành “kỹ năng diễn” của trẻ và nó làm cho trẻ trở nên bướng bỉnh hơn rất nhiều.
Vẫn biết rằng bất kì ông bố bà mẹ nào trên thế gian này đều yêu thương con, mong muốn dành cho tất cả thế nhưng nếu thương con, chiều con không đúng cách thì chỉ có hại bé mà thôi.
Phát triển tư duy qua việc kích thích 5 giác quan của trẻ: Cực kỳ đơn giản. |
Lạm dụng thiết bị công nghệ trẻ sẽ gặp phải vấn đề gì? |
-
Cách xử trí của bố mẹ khi trẻ quấy khóc
Giữ bình tĩnh
Cố gắng giữ bình tĩnh nhất có thể chính là cách xử trí tốt nhất của bố mẹ khi trẻ quấy khóc bởi trong những lúc tức giận cả bố mẹ và bé đều không thể kiểm soát được hết cảm xúc của mình, bạn càng quát to thì bé càng sợ hãi càng gào khóc, la hét to hơn như thế chẳng giải quyết được việc gì cả.
Vì vậy thay vì cáu giận bạn hãy thật bình tĩnh, nhẹ nhàng đến bên con, ôm bé vào lòng, xoa nhẹ vào lưng bé để bé biết bạn đang ở gần bé, sẵn sàng nghe bé nói để bé thấy mình được quan tâm và chia sẻ, giúp những “cơn thịnh nộ” của bé đi qua.
Tuy nhiên nếu bé nhà bạn quá bướng bỉnh và sức chịu đựng của bạn đã đi quá giới hạn thì lời khuyên cho bạn trong trường hợp này là hãy đi ra khỏi phòng, hít thở đều trong vòng vài phút để tâm trạng ổn định rồi mới quay lại chỗ bé.
Không sử dụng roi vọt
Nói “không” với roi vọt trong những trường hợp như thế này bạn nhé bởi roi vọt chỉ làm cho bé cảm thấy bị tổn thương nhiều hơn thôi chứ không làm cho bé nhận ra lỗi lầm của mình, không giúp bé ngừng khóc mà càng làm cho sự việc rối tung lên thêm.
Đọc thêm: Nên rèn sự tự lập cho trẻ từ khi nào?
Hãy cho bé biết rằng bạn rất yêu chúng
Khi bé đã ngừng khóc và bình tĩnh trở lại, đây chính là cơ hội để bạn phân tích về cơn giận dữ vừa qua của bé để bé hiểu điều mình vừa làm là đúng hay sai. Nhưng trước tiên bạn hãy ôm bé vào lòng, vỗ về và nói với bé rằng bạn yêu bé rất nhiều, để bé biết rằng dù có chuyện gì xảy ra đi nữa bạn vẫn luôn ở cạnh bên bé, cùng bé giải quyết hết mọi vấn đề làm bé khó chịu. Tư duy của trẻ trong giai đoạn này rất nhạy cảm vì thế hãy để trẻ biết mình luôn được yêu thương.
Đừng để tiếng khóc của con trở thành ‘vũ khí” trong cuộc chiến với bố mẹ, đừng vì sự bao biện yêu thương con mà vô tình tạo ra cho con những thói quen xấu. Đừng xem thường tư duy của trẻ khi nghĩ chúng không biết gì, chúng thông minh hơn chúng ta tưởng rất nhiều đấy vì thế bố mẹ hãy sáng suốt để biết rằng lúc nào tiếng khóc của chúng cần được đáp ứng và lúc nào không nên nhé.