Một đứa trẻ sống “nội tâm” là thế nào? Cha mẹ có nên can thiệp để giúp con hòa đồng hơn?

Thế giới của những người sống nội tâm rất phức tạp, đa dạng và đôi lúc khó hiểu. Có nhiều điều của người sống nội tâm mà người ngoài không thể hiểu được, và bản thân họ cũng không muốn được ai thấu hiểu. Vì những thói quen và suy nghĩ rất riêng biệt này mà những người sống nội tâm thường bị mọi người hiểu nhầm. Riêng đối với trẻ em, khi mà tư duy của trẻ lại độc đáo hơn cả người lớn thì trẻ sẽ sống nội tâm như thế nào? Cha mẹ có nên can thiệp hay không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây để rõ hơn.

Đọc thêm: Con hiếu thắng là do cha mẹ! Bạn nghĩ trẻ hiếu tháng là tốt hay xấu?

1. Một đứa trẻ sống nội tâm là như thế nào

Một đứa trẻ sống nội tâm sẽ rất thích hoài niệm, thích yên lặng suy ngẫm trầm tư một mình. Trẻ sống nội tâm thường không thích nhờ vả người khác, trẻ ưa chuộng việc tự mình làm những công việc chứ không muốn chủ động nhờ người khác giúp đỡ. Trẻ sống nội tâm rất xem trọng thể diện, trẻ thà tự mình chịu thiệt chứ không muốn để người khác xem thường chính mình. Trẻ sống nội tâm thường không giỏi ăn nói nên rất thường cảm thấy ngán ngẩm với những việc giao tiếp cùng nhiều người.

Bên cạnh đó, trẻ sống nội tâm không thích nói trước làm sau, trẻ thích dùng hành động của mình để chứng minh bản thân. Khi trẻ có được thành tích tốt cũng không khoe khoang với người khác, vì thế nên trẻ rất thích nghe mọi người khen mình khiêm tốn. Những trẻ sống nội tâm dễ cảm thấy tự ti, rất dễ xem nhẹ điểm mạnh của bản thân và để tâm hơi thái quá đến các yếu điểm của chính mình.

Ngôn ngữ tích cực từ cha mẹ giúp trẻ phát triển tốt hơn.
Học ông bà xưa cách học nghèo mà vẫn giỏi.

Trẻ sống nội tâm

Trẻ sống nội tâm thường có rất ít bạn bè

Ngoài ra, trẻ sống nội tâm thường hướng theo chủ nghĩa hoàn hảo, luôn mong mọi việc đều hoàn mỹ một cách tuyệt đối. Những đứa trẻ sống nội tâm rất hay ngại ngùng, trẻ thường ở thế bất lợi trong việc bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ, trẻ thích ở vị trí bị động và hưởng thụ cảm giác cùng sự ngọt ngào khi được yêu thương.

Mặt khác, trẻ sống nội tâm thích trốn vào một góc và âm thầm khóc khi bị tổn thương, khi thấy buồn, mặc cảm,… tất cả những gì oan ức đều để nước mắt cuốn trôi đi. Trẻ sống nội tâm thường có rất ít bạn, nhưng đều là bạn tri kỷ. Trong các mối quan hệ bạn bè, trẻ luôn muốn dành tặng cả trái tim cùng sự chân thành cho người kia, hầu như không hề có chút giả dối, vụ lợi nào. Thế nên những trẻ sống nội tâm rất cố chấp và thường cất giấu tình cảm sâu trong lòng mình.

2. Cha mẹ có nên can thiệp vào tư duy của trẻ sống nội tâm hay không

Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý trên thế giới, những trẻ sống nội tâm thường sẽ có xu hướng bị bệnh tâm lý, bệnh trầm cảm trong tương lai. Nguy cơ này xảy ra cao nếu phần hướng nội của trẻ chiếm quá 80%. Chính vì vậy, là bậc cha mẹ, các nhà tâm lý trẻ em khuyên bạn nên chủ động thay đổi tư duy của trẻ ở một mức độ nhất định. Cụ thể là bạn nên giúp trẻ sống phóng khoáng hơn, cởi mở hơn, điều chỉnh sao cho phần hướng nội chỉ chiếm từ 40 đến 60% trong con người của trẻ. Có như thế, trẻ mới thực sự vừa là một con người sâu sắc nhưng cũng hòa đồng, vui vẻ, thoải mái hơn.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu được trẻ sống nội tâm có những biểu hiện cụ thể nào. Qua đó, các bạn hãy làm theo lời khuyên của các chuyên gia tâm lý nhằm giúp thay đổi tư duy của trẻ theo hướng tích cực, để cho trẻ trở thành một người sống cởi mở hơn, lạc quan hơn nhé!


Đọc thêm các bài viết được ưa thích tại:

5 cách khuyến khích sự tò mò ở trẻ.
Một số mốc phát triển tư duy của trẻ 0-3 tuổi.
Cách giúp trẻ phát triển khả năng theo đuổi công việc đến cùng.

Leave a Reply