Ngôn ngữ tích cực từ cha mẹ giúp trẻ phát triển tốt hơn

Ngôn ngữ tích cực của cha mẹ dành cho trẻ dưới 6 tuổi

Ngôn ngữ là điều kỳ diệu của văn minh nhân loại, công cụ của trí thông minh, là công cụ giúp con người giao tiếp, thấu hiểu nhau; là công cụ để lưu kiến thức truyền từ đời này sang đời khác. Ngôn từ có sức mạnh rất lớn trong quá trình giao tiếp. Một câu an ủi, động viên đúng lúc sẽ xoa dịu nỗi buồn của người khác, một lời khen ngợi có thể là động lực cho ai đó tiếp tục cố gắng.

Bố mẹ và mọi thành viên trong gia đình là những người thầy ngôn ngữ đầu tiên của trẻ. Cách sử dụng ngôn ngữ của cha mẹ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nhân cách, tâm lý và thái độ sống của bé ngay từ khi mới ra đời.

Trẻ thường có năng khiếu gì? Biểu hiện như thế nào?
Trí thông minh và tư duy có phải là một?

ngôn ngữ tích cực

Để giúp con, bố mẹ hãy thử áp dụng những thay đổi nhỏ dưới đây xem sao

 

  • Đừng dùng câu phủ định

Não bộ chúng ta giao tiếp qua hình ảnh. Ngôn ngữ là một công cụ để chuyển tải hình ảnh đó. Nếu bạn sử dụng ngôn ngữ tích cực thì nó sẽ chuyển tải hình ảnh tích cực và ngược lại. Cụ thể hơn một chút, những cấu trúc câu  mang tính khẳng định và động từ mà bạn muốn sự việc bạn nói xảy ra thì bạn hãy sử dụng một cách đi thẳng vào vấn đề chứ không nên dùng cấu trúc câu và từ ngữ phủ định.

 

  • Đừng ra lệnh

Có bao giờ bạn thử đếm xem một ngày một đứa trẻ nhận được bao nhiêu câu nói: “Con đừng làm cái nọ, con không được làm cái kia..?” Nếu thử chú ý đếm những “Đừng” và “Không được”, có thể bạn sẽ ngạc nhiên. Bố mẹ đưa nhiều mệnh lệnh cấm với con cái quá nhiều.

Năng khiếu có di truyền không?
Kích thích não bộ là gì?

 

  • Dùng những từ ngữ tích cực

 Nếu muốn trẻ thích thú làm việc, tốt nhất hãy dùng ngôn ngữ tích cực, mà không nên dùng ngôn ngữ tiêu cực. Bởi vì trẻ con cũng giống như người lớn, không muốn bị trách mắng, bị chỉ trích. Chỉ là trong giáo dục chúng ta thường có lối suy nghĩ theo thói quen, khiến cho dễ dàng buông ra lời nói tiêu cực.

Trước khi nói với trẻ chúng ta hãy tìm ra từ trái nghĩa với từ định nói và chọn từ có ý nghĩa tích cực hơn để tránh tổn thương tâm hồn con. Ví dụ:

Cách nói tiêu cực: Con không được cẩu thả như vậy.

Nên nói: Con cần nghiêm túc một chút!

Cách nói tiêu cực: Sao con lười như vậy!

Nên nói: Con chăm chỉ hơn một chút, mẹ tin con có thể mau tiến bộ hơn.

Hãy luôn giữ sự tập trung chú ý của bạn vào những điều mà bạn muốn. Trẻ sẽ hiểu được điều bạn muốn là gì và sẵn sàng hợp tác. Bạn cũng sẽ cảm thấy mọi thứ tốt đẹp hơn.

Leave a Reply