Dạy trẻ về ngôn ngữ cơ thể giúp trẻ duyên dáng hơn

Có phải nhiều khi ba mẹ không thể hiểu được con cái mình đang muốn thể hiện điều gì đúng không? Sử dụng ngôn ngữ cơ thể là phương pháp dạy trẻ vô cùng hiệu quả mà mình muốn được giới thiệu đến cho ba mẹ ngay sau đây. Ngôn ngữ cơ thể không chỉ là các hoạt động sử dụng chân tay, mà còn là cách biểu cảm trên khuôn mặt của ba mẹ nữa. Chính vì vậy, phương pháp này có thể áp dụng rất nhiều trong việc dạy trẻ để phát triển tư duy của trẻ trong giao tiếp.

Đọc thêm: Ngôn ngữ tích cực từ cha mẹ giúp trẻ phát triển tốt hơn.

  1. Ngôn ngữ cơ thể là gì?

Ngôn ngữ cơ thể là một dạng của truyền thông phi ngôn ngữ trong đó các biểu hiện của  cơ thể , không phải  ngôn ngữ  nói, được dùng để thể hiện hoặc truyền đạt  thông tin .

Nhìn chung thì ngôn ngữ cơ thể là mọi những hành vi mà chúng ta thể hiện ra bên ngoài khi giao tiếp. Đó là hệ thống tín hiệu đặc biệt, được tạo thành bởi những thao tác, chuyển động của từng bộ phận cơ thể bao gồm các cử chỉ,  khuôn mặt biểu cảm, qua ánh mắt, nụ cười hay hành động của bàn tay, giọng điệu, điệu bộ cơ thể…

Dạy trẻ về ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp trẻ dễ dàng truyền đạt được những cảm xúc hay mong muốn của trẻ và giúp trẻ hiểu được thông điệp của ngôn ngữ cơ thể từ người khác trong giao tiếp.

Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: Chìa khóa giúp phát huy tối đa tiềm năng của trẻ.
Học ông cha: 7 điều giáo dục đạo đức cho con cái lên người

bodylanguage

(Nguồn ảnh: The Atlantic )

  1. Dạy trẻ giao tiếp bằng một số ngôn ngữ cơ thể cơ bản

Giao tiếp qua ánh mắt

Đôi mắt được coi là cửa sổ của tâm hồn, bộc lộ rõ nhất cảm xúc của con người. “Ngôn ngữ của đôi mắt” là dấu hiệu cho thấy sự quan tâm của mình đối với người khác và hiểu được cảm xúc của người khác thông qua ánh mắt để có cách ứng xử phù hợp. Nói cho trẻ hiểu nếu người nào không hiểu những gì trẻ đang nói thì thường hay nheo mắt biểu thị muốn nghe rõ hơn.

Ánh mắt là ngôn ngữ cơ thể hỗ trợ khi nói, đi cùng với lời nói sẽ làm cho lời nói truyền cảm hơn, tự tin hơn. Ánh mắt còn có thể thay thế lời nói trong những tình huống người ta không thể nói mà vẫn làm cho người giao tiếp hiểu được điều mình muốn nói.

Gương mặt  biểu cảm

Trẻ có thể thể hiện chính mình hoặc biểu lộ cảm xúc, biểu lộ cái tôi thông qua sự biểu cảm ở khuôn mặt. Khi trong lòng trẻ thấy vui, khuôn mặt trông thật rạng rỡ, các cơ trên mặt giãn căng. Ngược lại khi buồn bực, trong lòng nặng trĩu thì các cơ trên khuôn mặt cũng bị trùng xuống cho dù trẻ có cố tình giấu đi tâm trạng đó nhưng ngôn ngữ không lời trên khuôn mặt lại cho thấy tất cả. Dạy trẻ rằng nụ cười được xem là một trang sức trong lúc giao tiếp và giúp truyền tải sự vui vẻ, thân thiện, nhiệt tình và thích thú.

Học ông bà xưa cách học nghèo mà vẫn giỏi.
5 cách khuyến khích sự tò mò ở trẻ.

Cử chỉ

Có thể nói, trong rất nhiều tình huống, cử chỉ trợ giúp đắc lực cho lời nói. Khi trẻ nói kèm theo các cử chỉ phù hợp sẽ truyền đạt hiệu quả hơn tới người giao tiếp. Ngược lại, hiểu được ngôn ngữ cử chỉ còn giúp trẻ nhìn thấy thái độ không lời của đối phương trước khi họ nói ra lời. Điều này giúp trẻ có khả năng thay đổi tình thế kịp thời. Tuy nhiên việc hiểu ý nghĩa của cử chỉ không phải là dễ mà phải trải qua sự rèn luyện.

Tư thế và điệu bộ

Người ta truyền tải được hàng tấn thông điệp thông qua việc phát ngôn và chuyển động cơ thể. Ví dụ: Khi tư thế đứng thẳng lưng, ngả người về phía trước, người ta sẽ hiểu trẻ là người dễ gần, dễ tiếp thu và thân thiện.

Giọng điệu

Giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể còn biểu hiện ở cách phát âm như: chất giọng, độ cao thấp, nhịp điệu, âm sắc, tính kịch liệt, cách chuyển tông điệu… Nếu tự tin, hãy dạy trẻ nói một cách rõ ràng, nhịp điệu đều đặn, vừa nghe.

Ngôn ngữ cơ thể là một công cụ đắc lực đi kèm với ngôn ngữ nói trong cách giao tiếp của trẻ. Đôi khi không cần nói mà ánh mắt, vẻ mặt cũng đã nói lên tất cả tâm tình của người giao tiếp. Dạy trẻ ngôn ngữ cơ thể từ nhỏ giúp tư duy của trẻ hình thành dần thói quen và sẽ dễ dàng hơn cho trẻ trong việc giao tiếp với mọi người, giúp trẻ thành công trong tương lai.


Đọc thêm:

Tự do trong khuôn khổ, dễ mà khó.
Giáo dục trẻ kiềm chế cảm xúc của bản thân như thế nào?
9 câu nói thường ngày của cha mẹ có tác dụng khích lệ trẻ.

Leave a Reply