Tự do trong khuôn khổ: Dễ mà khó!

 

Trẻ em thường hay chơi, thích hoạt động, ham tìm hiểu những điều mới mẻ là lẽ dĩ nhiên. Vì thế, cha mẹ không nên khắt khe mà ngăn cấm trẻ vui chơi, thư giãn cùng mọi người. Đồng thời, nếu muốn trẻ chăm học hay tìm tòi kiến thức thì bạn cũng không cần phải ép buộc, vì hành động gây cảm giác mất tự do này sẽ làm trẻ này sinh tâm lý chống đối và bất phục.

Là cha mẹ, bạn nên khuyến khích, động viên đúng lúc và giữ cho mọi thứ trong tầm kiểm soát. Phương pháp này chính là cách dạy bảo trẻ tự do trong khuôn khổ mà bài viết sau đây muốn giới thiệu đến các bạn.

Quá trình phát triển của não bộ trong bào thai.
Phương pháp kích thích não bộ cho trẻ.

1. Tự do trong khuôn khổ là gì

Tự do theo khái niệm chính là sự mô tả “tình trạng khi một cá nhân không bị sự ép buộc, có cơ hội để lựa chọn và hành động theo đúng với ý chí nguyện vọng của chính mình”. Khuôn khổ được khái niệm là khoảng được giới hạn hay được quy ước chặt chẽ, thường phải tuân theo.

Tự do trong khuôn khổ khi nói về việc làm, hành động của con người là chúng ta được phép làm những gì chúng ta thích, chúng ta muốn, chúng ta mong mỏi để đạt được một mục tiêu, một kết quả mỹ mãn. Tuy nhiên, sự tự do ấy không phải là tùy tiện, vô tổ chức, vô kỷ luật mà phải nằm trong một khuôn khổ nhất định. Khuôn khổ ấy có thể là pháp luật, là quy định, là nội quy, là lời dạy bảo,… mà chúng ta phải tuân theo.

Nếu như một người tự do không có khuôn khổ thì xã hội sẽ trở nên rối loạn, con người chúng ta sẽ tùy tiện và cuộc sống sẽ vô cùng phức tạp, gặp nhiều chuyện rắc rối. Nếu như quá khuôn khổ mà không có sự tự do thì khiến chúng ta có cảm giác bị chèn ép, bị ràng buộc một cách khắt khe, giáo điều, không thể phát huy được khả năng sáng tạo của bản thân, có thể dẫn đến tư tưởng chống đối.

Tìm hiểu về não trái của trẻ.
Đặc điểm não bộ của trẻ sơ sinh.

cho trẻ tự do trong khuôn khổ

2. Cho trẻ tự do trong khuôn khổ nghĩa là như thế nào

Theo Tiến sĩ Tâm lý Huỳnh Văn Sơn, việc giúp trẻ phát huy khả năng bản thân, học cách tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, bố mẹ có thể cho con tự đọc những quyển sách giáo dục, truyện tranh, những đoạn clip về kỹ năng sống, phim hoạt hình có nội dung lành mạnh và nhiều bài học ý nghĩa. Trẻ sẽ tiếp thu được nhiều thông tin bổ ích khoa học, tự nhiên và xã hội. Trẻ sẽ có cơ hội lĩnh ngộ được những kiến thức về thường thức đời sống, hay có thể trau dồi việc học tiếng Anh, nâng cao khả năng giao tiếp và nhất là những kiến thức kỹ năng năng sống sẽ tự thẩm thấu dần vào trong suy nghĩ của trẻ khi trẻ xem đi xem lại nhiều lần.

Vì vậy, bạn đừng quá ngạc nhiên, lo lắng khi trẻ linh động, thích bay nhảy, tìm tòi. Hãy để trẻ “tự do trong khuôn khổ” thông qua những việc làm cụ thể sau:

  • Cho trẻ tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu những gì mình yêu thích thông qua sách vở, truyện tranh, internet.
  • Cho trẻ thỏa sức tìm hiểu thế giới tự nhiên, thoải mái bay nhảy, vui cười, trò chuyện với mọi người xung quanh.
  • Để trẻ thoải mái chọn bạn mà chơi.
  • Giữ cho trẻ ở một giới hạn nhất định như quản lý thời gian chơi game của trẻ, không để trẻ thức quá khuya.
  • Hạn chế một số mối quan hệ nhất định của trẻ như việc tiếp xúc với những người lạ mặt, chơi với những người bạn có tính cách xấu, lười học, nhút nhát.
  • Dạy trẻ phải tuân thủ đúng quy định của lớp học, những quy định khi tham gia giao thông (nếu có).

Trẻ em là nhân tài của tương lai, là nguồn sống của xã hội sau này. Vì vậy, để bồi dưỡng, giáo dục nên những nhân tài ấy, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, các bạn hãy linh hoạt trong những cách dạy bảo trẻ. Cha mẹ hãy cho trẻ tự do trong khuôn khổ để trẻ vừa phát triển trí thông minh, vừa là một người sống có nguyên tắc, có chừng mực, bạn nhé!


Đọc thêm:

Các tế bào não bộ kết nối với nhau như thế nào?
Phương pháp phát huy tối đa tiềm năng của trẻ
Chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển não bộ.
Trẻ thường có năng khiếu gì? Biểu hiện như thế nào?

Leave a Reply