Qúa trình phát triển não bộ của trẻ trong bào thai – Vô cùng thần kỳ

Não bộ của trẻ là một phần rất quan trọng quyết định phần lớn sự phát triển của trẻ sau này. Không những ảnh hưởng lớn đến sự hình thành, biệt hóa các cơ quan, bộ não còn điều hòa hoạt động của các cơ quan ấy tạo nên một cơ thể thống nhất, tồn tại và thích nghi với môi trường sống phức tạp xung quanh. Nghiên cứu về bộ não ở trẻ em sẽ giúp con người chủ động hơn trong quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh và thông minh hơn. Bài viết sau đây sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin liên quan đến nội dung “Não trẻ phát triển trong thai nhi như thế nào?”. Mời các bạn cùng tham khảo.

naotrongbaothai3

Não trẻ phát triển trong bào thai như thế nào?

Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Lynn Singer, giảng viên cao cấp của trường Đại học Case Western Reserve, Cleveland, Bang Ohio, Hoa Kỳ, quá trình hình thành các tế bào thần kinh sơ khai của thai nhi diễn ra vô cùng phức tạp với tốc độ rất nhanh. Sau đó, các tế bào não sẽ không ngừng phát triển một cách nhanh chóng cho đến khi trẻ được sinh ra và lớn lên. Thông thường ở người, bộ não sẽ tiếp tục phát triển về chất lượng tối đa cho đến năm 25 tuổi.

Đọc thêm: Tìm hiểu não trái và não phải của trẻ.

Não bộ của trẻ khi còn là bào thai sẽ phát triển qua 4 giai đoạn chính

naotrongbaothai

(Nguổn: Sưu tầm)

1. Giai đoạn thai 3 đến 4 tuần tuổi

Ở giai đoạn này, ống thần kinh sẽ được cảm ứng. Từ đó, não bộ và tủy sống bắt đầu được hình thành và phát triển về cấu trúc – chức năng.

2. Giai đoạn thai 2 đến 4 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, hai loại tế bào thần kinh chính là nơ-ron và tế bào thần kinh đệm glia sẽ hình thành. Các tế bào này từ đó về sau sẽ phân nhánh, đồng thời liên tiếp kết nối với nhau tạo nên những rãnh đầu tiên trên vùng não. Vì vậy, những sóng âm nằm trong khoảng nghe được (16 Hz đến 20.000 Hz) hoặc những xung động cảm xúc từ người mẹ, từ môi trường bên ngoài truyền đến trẻ thì trẻ đều cảm nhận được. Khi ấy, các tế bào thần kinh của trẻ sẽ tiếp thu và có những phản ứng nhất định (gọi là phản ứng sơ khai).

Đọc thêm: Phương pháp kích thích não bộ cho trẻ.

3. Giai đoạn thai 5 đến 6 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, hàng triệu tế bào thần kinh sẽ có sự chuyển dịch đến một vị trí nhất định. Tại đó, chúng sẽ ổn định dần vị trí và phát triển nhanh chóng về cấu trúc và chức năng. Vào thời điểm này, vòng đầu của trẻ đã tăng trên 20 lần, thể tích não tăng trên 60 lần so với thời điểm thai 3 tháng tuổi. Từ thời điểm này cho đến lúc kết thúc thai kỳ, vòng đầu và thể tích não bộ của trẻ sẽ tăng thêm 6 lần.

Giai đoạn này cũng chính là thời khoảng mà các giác quan của trẻ bắt đầu hình thành và không ngừng phát triển. Tại thời điểm cuối tháng thứ 6 của thai kỳ, hấu hết các tế bào thần kinh đã được biệt hóa thành 5 giác quan: thính giác, khứu giác, vị giác, thị giác, xúc giác.

Đọc thêm: Đồ ăn tốt nhất cho não bộ của trẻ.

naotrongbaothai1

Não trẻ phát triển rất mạng khi thai kỳ trong giai đoạn 5 tháng tuổi

4. Giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ

Trong giai đoạn này, trên bề mặt não bộ của trẻ sẽ xuất hiện nhiều nếp gấp. Những nếp gấp và rãnh não là cơ sở của trí thông minh và trí nhớ sau này. Tại thời điểm cuối thai kỳ, não trẻ có thể đạt con số 100 tỷ tế bào thần kinh.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ trong bào thai

Trong suốt thai kỳ, sự phát triển não bộ của trẻ chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Những yếu tố chính như gen di truyền, chế độ dinh dưỡng, tác động từ môi trường bên ngoài, tình cảm và tinh thần của người mẹ đều ảnh hưởng rất lớn và giữ vai trò chủ đạo trong xu hướng phát triển não trẻ sau này. Vì vậy, để não trẻ phát triển được thuận lợi, người mẹ cần ăn uống đầy đủ chất (sắt, acid folic, I ốt, vitamin A, B1, B6, B12, D, canxi, kẽm, đồng,…), nghỉ ngơi hợp lý (ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng tâm lý), cho thai nghe nhạc, trò chuyện hàng ngày cùng trẻ,…

Bên cạnh đó, người mẹ cần giữ gìn sức khỏe thật tốt để không mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, nhiễm virus,… sẽ có nguy cơ lây truyền cho thai nhi, làm thai chậm phát triển, suy dinh dưỡng bào thai, sẩy thai, thai sinh non hoặc trẻ sinh ra bị nhẹ cân, sức đề kháng kém, khuyết tật hệ thần kinh,…

Đọc thêm: Kinh nghiệm hay làm cha mẹ.

nao tre trong bugn me

Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc, nhất là những bà mẹ đang mang thai sẽ nắm được kiến thức về sự phát triển não bộ của trẻ trong bào thai qua từng giai đoạn. Từ đó, bạn sẽ có những biện pháp tích cực nhằm bảo vệ, kích thích sự phát triển của bộ não trẻ để cho ra đời những đứa trẻ thật khỏe mạnh, thông minh nhé!

Đọc thêm: Sách truyện hay cho bé.

Leave a Reply