Khám phá về tự học vô thức: Trẻ đang học hỏi những gì từ người lớn chúng ta?

Khám phá điều thú vị về tự học vô thức của trẻ dưới 6 tuổi

 

Tư duy của trẻ em tuy ở tuổi nhỏ nhưng rất đa dạng và phong phú. Việc nghiên cứu về những suy nghĩ, tâm lý, trí tuệ của trẻ vô cùng hấp dẫn đã khiến nhiều nhà khoa học không ngừng tìm hiểu. Một trong những nỗi dung nghiên cứu đầy thú vị đó là sự tự học vô thức của trẻ dưới 6 tuổi. Độ tuổi 6 tuổi là thời điểm trẻ bắt đầu học cấp tiểu học nên giai đoạn trước đó rất quan trọng để chuẩn bị hành trang cho trẻ bước vào những ngày tháng học tập cao hơn, kiến thức sâu rộng hơn.

Đọc thêm: 10 lời khuyên cho cha mẹ để hiểu tâm lý con trẻ.

Vô thức là gì?

Đầu tiên, chúng ta nên hiểu được khái niệm “Vô thức” nghĩa là như thế nào. Vô thức là những quá trình xảy ra trong đầu óc của con người, nó xảy ra một cách tự động mà chúng ta không hề dùng ý chí để điều khiển. Nó bao gồm các quá trình tư duy, trí nhớ và các động cơ tiềm ẩn.

Vô thức được ví như phần chìm của khía cạnh tâm linh, góp phần quan trọng trong việc hình thành các khuynh hướng của mỗi cá thể con người. Trong vùng vô thức liên tục diễn ra cuộc đấu tranh giữa bản năng với bản ngã, giữa phần “con” với phần “người” và bản năng sẽ bị dồn nén lại trong hàng rào kiểm duyệt để không cho vượt qua lên tầng ý thức được. Thế nên những xung lực này chỉ biểu hiện phần nào trong các giấc mơ và hầu hết trong các bệnh rối loạn tâm thần. Vô thức nằm ở đáy sâu tăm tối của tâm linh nên không thể thực nghiệm và không thể khảo sát được bằng các test cụ thể.

Đọc thêm: a6 cách giúp một đứa trẻ hoạt bát hơn.

tảng băng tâm trí

Tảng băng tâm trí theo Freud

Theo trường phái tâm lý học của Freud, ý thức của một con người bao gồm 3 mức độ như sau:

  • Mức ý thức: Bao gồm hai phần là suy nghĩ và nhận thức. Đây là phần ý thức của Phật giáo theo quan điểm tâm linh.
  • Mức tiền ý thức: gồm có trí nhớ và lưu trữ kiến thức.
  • Mức vô thức: gồm có sự lo sợ, các động cơ bạo lực, các mong muốn tình dục không được thỏa mãn, những nhu cầu vị kỷ, những trải nghiệm gây xấu hổ, những mong muốn phi lý,… Ở đây, nhà Tâm lý học Freud chỉ nêu ra những tác ý bất thiện, những tham vọng bất chánh tồn tại trong mỗi con người

Tự học vô thức của trẻ dưới 6 tuổi bao gồm những nội dung gì

Theo khái niệm “Vô thức” đã nói ở trên, chúng ta có thể hiểu rằng tự học vô thức là tất cả những gì trẻ tiếp thu được mà không thông qua suy nghĩ, rèn luyện, tư duy. Những điều học được này hoàn toàn mang tính bản năng và mang bản chất của con người.

Vậy ở độ tuổi dưới 6 tuổi, theo các nhà khoa học, trẻ em có những điều tự học vô thức bao gồm:

  • Phản xạ bú, tìm mùi của sữa và tìm vú của mẹ để bú.
  • Phản ứng với âm thanh như trẻ sẽ giật mình, quấy khóc khi nghe tiếng động lớn; trẻ sẽ nhìn chúng ta khi nghe tiếng gọi, trẻ sẽ quay đầu về hướng có âm thanh bất ngờ.
  • Phản xạ nắm khi ta đưa ngón tay hoặc bất cứ những vật dụng gì vào lòng bàn tay của trẻ.
  • Trẻ biết yêu thương cha mẹ, có tình cảm thân thiết ruột thịt với cha mẹ và anh chị em trong gia đình.
  • Trẻ biết tìm nước uống khi khát, biết tìm thức ăn khi đói, biết khóc khi buồn, khi xa cha mẹ,…
  • Trẻ có những hành vi, thói quen, tư duy rất giống với những người lớn mà trẻ hay tiếp xúc. Đó là quá trình hấp thụ vô thức và được ghi nhớ khi lặp đi lặp lại hàng ngày.

Trẻ tự học vô thứ

Trẻ học mọi thứ từ xung quanh

Trẻ từ 0 đến 6 tuổi như miếng bọt biển, chúng thấm hút mọi thứ, kể cả những căng thẳng của người lớn

Trong giai đoạn này sự tự học vô thức diễn ra mạnh mẽ nhất so với các giai đoạn khác trong cuộc đời. Từ 0-3 tuổi trẻ hấp thụ bị động tất cả mọi tác động từ xung quanh qua 5 giác quan mà hầu như không bỏ sót bất kỳ một tác động nào.

 

Đến khi 3-6 tuổi, trẻ bắt đầu biểu hiện thông qua ngôn ngữ, cử chỉ. Từ đây, trẻ cũng bắt đầu phát triển các tư duy logic, suy luận, học cách kết nối và xử lý thông tin. Nhưng trẻ học từ đâu? Chính từ cách người lớn thực hiện. Từ thói quen sinh hoạt, thói quen học tập, giải trí, thói quen xử lý vấn đề và giải quyết khó khăn…. Chúng ta làm gì, trẻ có xu hướng làm y hệt…

Một số mốc phát triển tư duy của trẻ 0-3 tuổi.
Cách giúp trẻ phát triển khả năng theo đuổi công việc đến cùng.

Lời khuyên dành cho cha mẹ

Khoa học bao đời nay đã khẳng định giai đoạn trẻ từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn nhạy cảm nhất trong cuộc đời. Đó là bước xây dựng nền móng giúp trẻ trở thành đứa trẻ chủ động hay ỷ lại, tích cực hay tiêu cực, vì thế nhiệm vụ của bạn là hãy thật sự cẩn trọng để:

  • Tạo cho con môi trường sống lành mạnh, nhiều kích thích tích cực nhất để trẻ được nghe, nhìn, chạm, làm thử và cảm nhận.
  • Hãy giữ thói quen sinh hoạt tích cực như: ít xem tivi, điện thoại, thường xuyên đọc sách, tập thể dục, vui vẻ hòa đồng, lịch sự,…để truyền cho trẻ hạt giống tốt nhất.
  • Hãy chú ý tới cảm xúc của con, tôn trọng và không áp đặt, đừng có sống thay con, hãy để con ăn khi đói, khóc khi buồn, làm khi muốn và tự chịu trách nhiệm về hành động của mình. Có như thế trẻ mới dám thể hiện bản thân mình và thêm mong muốn khám phá cuộc sống này.

Thế giới tư duy của trẻ em rất phong phú và đầy thú vị. Trong đó, khía cạnh tự học vô thức ở trẻ dưới 6 tuổi giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất “con người”, cũng như biết được phần nào trẻ có bị chậm phát triển về trí tuệ hoặc bị các rối loạn về tâm thần hay không để kịp thời phát hiện và có hướng điều trị thích hợp nhất.


Đọc thêm các bài viết được quan tâm tại:

Tại sao có nhiều đứa trẻ thông minh và không thành đạt.
Trẻ có tâm lý ỷ lại khó phát triển bản thân cần được uốn nắn sớm.
Dạy cho trẻ hiểu ai cũng phải trả giá cho thành công như thế nào?
Hứng thú và động lực là chìa khóa giúp trẻ hoàn thiện bản thân mình, bố mẹ nên làm thế nào?

Leave a Reply