Trẻ có tâm lý ỷ lại khó phát triển bản thân, cần được uốn nắn sớm!

Nhiều trẻ thường có tâm lý ỷ lại, chủ quan do suy nghĩ còn non nớt, chưa được chỉ dạy cẩn trọng. Bill Gates từng nói rằng: “Thói quen ỷ lại là một hòn đá cản bước bạn đến với thành công. Muốn làm nên nghiệp lớn bạn cần đá chúng ra khỏi con đường của mình”. Vậy trẻ có tâm lý ỷ lại cần phải xử lý như thế nào? Mời các bạn cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!

Thai giáo: Giáo dục tâm hồn cho trẻ ngay từ trong bụng mẹ.
Điểm giỏi, đừng sợ! – Quan điểm về điểm số của chị Phan Hồ Điệp

1. Tính tiêu cực của sự ỷ lại

Trẻ nhỏ thường có tâm lý ỷ lại do tư duy của trẻ chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, nếu bố mẹ không uốn nắn trẻ, theo thói quen, tâm lý ấy sẽ ăn sâu vào suy nghĩ của trẻ và sẽ trở nên rất tồi tệ, khiến trẻ gặp nhiều thất bại trong tương lai.

Có không ít người khi nào gặp bất kỳ vấn đề khó giải quyết, việc đầu tiên họ nghĩ đến là tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác. Nhiều trường hợp tồi tệ hơn, bất kể là có vấn đề nan giải hay không, đều thích đi theo người khác, cho rằng người khác có thể thay mình để giải quyết những khó khăn. Trong cuộc sống, những thể loại người như vậy có ở khắp nơi, ở mọi lứa tuổi và thậm chí xuất hiện ngày càng nhiều. Đó là những người có tâm lý ỷ lại, đặc biệt là trẻ em rất ỷ lại vào cha mẹ, anh chị.

Ngày nay, chúng ta rất dễ bắt gặp những hoàn cảnh như bố mẹ đưa đón con đi học mỗi ngày dù con đã học cấp ba hay đến tuổi đại học. Ở nhà, mẹ cũng là người giặt giũ, nấu ăn, dọn dẹp phòng. Thậm chí, ở công sở, nhân viên cũng ỷ lại vào cấp trên, sếp bảo sao thì họ làm vậy, không dám thể hiện mình vì sợ phải nhận trách nhiệm. Những người này thường mang theo căn bệnh sống dựa dẫm, sống bám và đang trực tiếp tạo ra một “đại dịch” mới trong xã hội.

2. Nguyên nhân của sự ỷ lại

Nguyên nhân chính của sự ỷ lại là ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ làm cho trẻ quá nhiều, trẻ gần như không phải tự mình hành động từ ăn uống, mặc quần áo đến những việc hàng ngày như nấu ăn, rửa chén bát, giặt giũ,… Những điều này đã trực tiếp hình thành nên tâm lý ỷ lại và lười nhác ở trẻ. Bên cạnh đó, khi bố mẹ dành cho trẻ quá nhiều sự nuông chiều khiến trẻ không cần phải nỗ lực phấn đấu cũng có thể tồn tại được. Dần dà, trẻ hình thành tính cách không thể sống độc lập, không thể phát triển toàn diện bản thân.

Cần chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi có em như thế nào?
Nên rèn sự tự lập cho con từ khi nào?
Little girl on potty
Little girl on potty

3. Trẻ có tâm lý ỷ lại cần phải xử lý như thế nào

Để trẻ có thể tập luyện được tính độc lập, không còn ỷ lại, bố mẹ cần tôn trọng việc bé làm dù việc ấy có tốn thời gian bao lâu hoặc chưa đúng cách. Sau khi bé hoàn thành, bạn hãy khen thưởng cho những nỗ lực và ghi nhận những cố gắng của trẻ.

Bố mẹ cần thường xuyên theo dõi, quan sát con trẻ để đưa ra sự giúp đỡ đúng cách, đúng lúc. Bạn hãy giúp bé vượt qua những cột mốc trong tiềm thức. Khi bé không thích ở nhà một mình, bố mẹ hãy mô tả những việc mà bạn sẽ làm trong khi bé ở nhà. Giúp bé tưởng tượng ra những việc bạn làm có liên quan đến các sự kiện mà bé cũng biết sẽ khiến bé cảm thấy như bố mẹ luôn ở gần và bé sẽ yên tâm hơn. Khi bạn trở về, đừng quên khen ngợi bé với cả nhà.

Khi bé làm nũng muốn ỷ lại vào bố mẹ, bạn đừng mềm lòng mà hãy kiên quyết giúp bé tự làm việc bằng cách tạo cho bé niềm tin vào chính bản thân và năng lực của mình. Nếu bạn cảm thấy mình vẫn không đủ sức để thuyết phục bé, bạn hãy nhờ đến sự giúp đỡ của các thành viên khác trong gia đình hoặc của các thầy cô giáo ở trường.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về tư duy của trẻ, sẽ giúp được trẻ thoát khỏi tâm lý, thói quen ỷ lại và sẽ thành công hơn trong tương lai.


Đọc thêm:

Giáo dục bằng kỷ luật hay tình cảm.
14 bí quyết để thành công trong việc giáo dục lễ nghĩa học từ chuyên gia Nhật Bản.
Những sai lầm của người lớn ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của trẻ.
Những cách giúp con phát triển khả năng sáng tạo.

Leave a Reply