Hứng thú và động lực là chìa khóa giúp trẻ hoàn thiện bản thân mình: Bố mẹ nên làm thế nào?

Đối với trẻ em, ngay từ khi tư duy của trẻ hình thành những khái niệm hứng thú và động lực cũng xuất hiện sơ khai trong bộ não của trẻ. Theo nhiều nhà tâm lý học, hứng thú cũng như động lực ảnh hưởng rất nhiều đến mọi hoạt động của trẻ từ tiếp thu, học tập, học hỏi, nghe lời, sinh hoạt, vui chơi,… Việc cha mẹ, thầy cô tạo hứng thú, tạo động lực cho trẻ chiếm phần không nhỏ cho sự thành công của trẻ hôm nay và trong tương lai. Vậy hứng thú và động lực là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé các bạn!

1. Hứng thú là gì

Hứng thú là một thuộc tính tâm lý, nhân cách của con người. Hứng thú có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc. Nhà văn Maxim Gorki từng nói: “Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc”. Cùng với sự tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức, giúp học sinh học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy sự sáng tạo. Trong khi đó, việc khảo sát thực tế dạy học ở tiểu học bằng nhiều phương pháp đã cho thấy nhiều học sinh tiểu học không có hứng thú trong học tập. Điều này được xem như một nguyên nhân cơ bản của việc suy giảm chất lượng dạy học ở tiểu học.

Đối với trẻ em, nhất là những trẻ ở tuổi bắt đầu đi học, khi tư duy của trẻ bắt đầu phát triển để tiếp thu những kiến thức mới thì hứng thú giữ vai trò chủ đạo trong sự năng nổ, tích cực và chăm chỉ của trẻ. Nhờ có hứng thú, trẻ mới cảm thấy yêu thích việc học, cảm thấy nó có ý nghĩa và học tập siêng năng hơn, hiệu quả hơn. Học tập theo hứng thú của trẻ là nhiệm vụ giáo dục trong giai đoạn trẻ còn nhỏ (0-5 tuổi).

Bạn đang cho con trải qua tuổi thơ như thế nào?
Trí thông minh của con hoàn toàn do gen từ cha mẹ?

2. Động lực là gì

Động lực được khái quát là động cơ thúc đẩy những hành động của con người. Đây là một trạng thái nội tại, cung cấp nghị lực và hướng con người đến những hành vi có mục đích. Nền tảng của động lực là những cung bậc cảm xúc, mà cụ thể, nó dựa trên sự né tránh những cảm xúc tiêu cực và tìm kiếm những cảm xúc tích cực.

Xét về độ tuổi của trẻ em, gắn liền với quá trình hình thành tư duy của trẻ thì động lực giữ vai trò chủ chốt, là nhân tố kích thích sự nỗ lực, sự hăng hái của trẻ. Động lực tạo nên sức mạnh tinh thần cho trẻ để trẻ vượt qua những trở ngại như nỗi buồn, sự khó khăn, sự mệt mỏi,… để đến với thành công, với kết quả lạc quan như mong đợi. Luôn luôn trau dồi động lực tốt và giúp trẻ duy trì động lực để phấn đấu hoàn thiện bản thân là nhiệm vụ của cha mẹ trong giai đoạn trẻ lớn (5 tuổi trở lên).

Đọc thêm: 10 điều cha mẹ nhớ đừng làm.

Hung thu va dong luc

3. Tác dụng của việc tạo hứng thú và động lực cho trẻ

Bên cạnh tư duy của trẻ là một yếu tố quyết định đến trí thông minh, đến sự sáng tạo của trẻ thì hứng thú và động lực giữ vai trò như một yếu tố kích thích, thúc đẩy sự thành công của trẻ hoàn thiện hơn, mỹ mãn hơn. Vì vậy, cha mẹ, thầy cô nên biết quan tâm trẻ, tạo hứng thú và động lực cho trẻ trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, cụ thể như sau:

  • Tạo môi trường học tập với đầy đủ sắc màu: vì hầu hết ở lứa tuổi mẫu giáo, tư duy của trẻ còn nặng về trực quan hình ảnh nên việc cung cấp cho trẻ các hình ảnh trực quan sinh động, nhiều màu sắc sẽ thu hút được sự chú ý đối với trẻ hơn là những hình ảnh xấu và đơn điệu sắc màu.
  • Tạo yếu tố bất ngờ: đây là một trong những yếu tố kích thích trí tò mà và tạo hứng thú cho trẻ tham gia vào các hoạt động như sinh hoạt, học tập, vui chơi, làm kế hoạch nhỏ,…

Đọc thêm: Cách rèn luyện trí nhớ cho trẻ dưới 6 tuổi.

  • Khen thưởng phù hợp, kịp thời: khen thưởng là hành động quan trọng trong việc tạo hứng thú, tạo động lực cho trẻ cố gắng học tập nhiều hơn. Tuy nhiên, cha mẹ, thầy cô nên khen thưởng phải đúng lúc và kịp thời, tránh lạm dụng quá mức vì trẻ có thể cảm thấy học tập chỉ vì phần thưởng và trẻ sẽ không chịu học nếu bạn không “treo” giải thưởng cho trẻ.
  • Giúp trẻ lớn khám phá những điều ý nghĩa, nhân văn trong cuộc sống thông qua: những bài học làm người, hoạt động từ thiện, khám phá những điều mới mẻ và lớn lao trong cuộc sống…

Nói chung, hứng thú và động lực góp phần quan trọng, chủ chốt, song hành với tư duy của trẻ, giúp trẻ sáng tạo hơn, siêng năng hơn và tích cực hơn trong mọi hoạt động, trong đó có việc học. Là bậc cha mẹ, thầy cô, các bạn hãy tạo những động lực và sự hứng thú một cách hợp lý cho trẻ để trẻ học tập có hiệu quả, để bồi dưỡng những nhân tài của tương lai nhé các bạn!

Leave a Reply