Kinh nghiệm giúp trẻ khắc phục tình trạng lười học, chậm viết

Lười học và chậm viết là tình trạng phổ biến đối với các bé mới vào lớp 1. Việc này cần được cha mẹ hiểu và hỗ trợ với tâm thế bình tĩnh, vui vẻ.

Tôi vừa có một cháu nhỏ, năm nay vào học lớp 1. Vì là đứa đầu tiên nên khi con bắt đầu đi học thì thậm chí mẹ còn lo lắng hơn cả! Không biết làm sao để giúp con hòa nhập với môi trường mới, để giúp con có kết quả học tập tốt. Nhất là khi cháu nhà tôi trong tình trạng lười học và chậm viết. Sau một thời gian tìm hiểu nghiên cứu và kiên trì thực hiện cùng con, cuối cùng cháu đã khắc phục đáng kể. Bài viết này tôi muốn chia sẻ về chủ đề cách giúp trẻ khắc phục tình trạng lười học, chậm viết cho bà mẹ nào quan tâm đến vấn đề này nhé!

1. Xác định nguyên nhân việc bé lười học, chậm viết

Để có thể nghĩ cách khắc phục tận gốc việc con chậm viết và lười học thì việc đầu tiên tôi nghĩ đến là đi tìm nguyên nhân. Bởi lẽ trước đây cháu rất năng động và chịu khó khám phá, tìm hiểu. Nhưng từ khi đi học cháu lại không còn chịu khó và không có sự hào hứng. Sau nhiều ngày quan sát và tìm hiểu thì tôi đã biết được nguyên nhân con mình lười học và chậm viết.

Đó là do thể trạng của con chưa được phát triển đầy đủ. So với các bạn cùng trang lứa thì con thấp bé hơn khá nhiều. Bởi lẽ từ bé cháu đã hay bị ốm, lại rất lười ăn. Vì vậy, khi ngồi tập viết cháu cầm bút khá lóng ngóng, ngồi một lúc là lại gục xuống bàn với tâm trạng rất uể oải, mệt mỏi. Do đó cháu không tập trung với những gì cô giáo dạy ở trên lớp.

4 Bước giúp trẻ bình tĩnh.
5 cách giúp trẻ chủ động trong cuộc sống.

2. Tìm phương pháp phù hợp với con

Sau khi đã tìm ra nguyên nhân của việc con mình chậm viết và lười học thì tôi đã nghiên cứu khá nhiều sách dành cho cha mẹ và đưa ra cho con mình những phương pháp rèn luyện riêng.

Đầu tiên, tôi lập riêng cho con một thời gian biểu về thời gian học tập và rèn luyện trong ngày. Trong đó tôi sắp xếp cho cháu khá nhiều các hoạt động nhằm rèn luyện về thể chất. Ví dụ như sáng ngủ dậy cháu sẽ có 30 phút tập các bài thể dục, vận động nhẹ nhàng. Buổi chiều cho con chơi môn thể thao mà cháu thích hoặc đưa cháu ra công viên để cháu đạp xe,…

Bên cạnh đó, tôi cũng chuẩn bị cho con chế độ dinh dưỡng cần thiết, nhằm tăng cường bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể. Tìm hiểu về các thực phẩm bổ dưỡng, không chỉ về trí não mà cả về thể lực cho con Tôi cũng cố gắng tìm hiểu, nấu những món ăn mới lạ, hấp dẫn và trang trí đẹp mắt để con có hứng thú hơn với việc ăn uống.

Bố mẹ có nên định hướng sở thích cho trẻ?
Cách giúp trẻ hào hứng khám phá.

Ngoài ra, tôi cũng thường xuyên đọc cho con nghe những câu chuyện hoặc tìm cho cháu những bộ phim hoạt hình nói về việc cần phải có sự kiên trì, nghị lực, cố gắng trong học tập để đạt kết quả tốt. Những câu chuyện phê bình sự chậm trễ, không tập trung gây ra hậu quả không tốt cũng được tôi đọc cho con nghe. Để con tự rút cho mình những bài học bổ ích.

Cuối cùng, tôi và gia đình thống nhất sẽ thật sự kiên trì, nhìn con nhích từng chút một mỗi ngày mà không mắng chửi hay so sánh con với người khác. Điều này nói thì dễ nhưng làm thì khó lắm. Nhưng tôi thấy đây là việc nhất định cần phải làm.

Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi về cách giúp trẻ khắc phục tình trạng lười học, chậm viết. Mong sẽ giúp ích được cho những ai cũng đang hoặc đã gặp phải câu chuyện như tôi mà chưa biết cách xử lí sao cho đúng!

Các bài viết được quan tâm:

Rối loạn hành vi của trẻ: Căn bệnh ngày càng phổ biến cần được cha mẹ hiểu và hỗ trợ.

3 khái niệm cơ bản về tiền bạc cần dạy cho trẻ từ 3-6 tuổi.

Kinh nghiệm giúp con phát triển các kỹ năng tư duy của bà mẹ có con chậm nói.

 

Leave a Reply