Một số kỹ năng đảm bảo an toàn cho trẻ nơi công cộng

Làm thế nào để cha mẹ bớt lo lắng khi đưa con trẻ ra khỏi nhà mà đảm bảo con không gặp nguy hiểm? Trên thực tế nguy hiểm luôn rình rập ở bất cứ nơi đâu. Cách phòng bị đơn giản nhưng hiệu quả nhất chính là dạy cho con những kỹ năng tự vệ càng sớm càng tốt.

Đọc thêm: Quá trình phát triển của não bộ trong bào thai.


Có phải cha mẹ đã từng “thót tim” khi xem clip ghi lại cảnh bé gái bị ngã vào thang cuốn dù đang đi cùng với mẹ? Có bậc cha mẹ nào là không lo lắng khi hằng ngày hằng giờ tin bắt cóc, buôn bán trẻ em xuất hiện đầy rẫy trên báo đài?
Bất cứ cha mẹ nào cũng mong muốn con mình thông minh, nhanh nhẹn, khả năng ngôn ngữ được trao dồi, năng lực tư duy được phát triển. Song điều này chỉ được thực hiện khi trẻ có cơ hội tiếp xúc với thế giới quan bên ngoài, trẻ tự tư duy, đánh giá, phân tích sự vật, sự việc.
Vì thế, nếu như còn phân vân, lo lắng những vấn đề nguy hiểm có thể xảy đến với con, cha mẹ hãy dạy cho trẻ những kỹ năng tự vệ càng sớm càng tốt đã được tổng hợp dưới đây.

Đọc thêm:Kinh nghiệm hay làm cha mẹ.

Dạy trẻ kỹ năng đi thang máy an toàn

Thang máy, thang cuốn là công cụ hữu ích, là thiết bị không thể thiếu tại các tòa cao ốc, đặc biệt là siêu thị, các khu vui chơi giải trí. Song máy móc thì luôn tồn tại hai mặt, nếu không cẩn trọng thì không chỉ trẻ nhỏ mà cả người lớn cũng rất dễ gặp nguy hiểm. Do đó, cha mẹ cần dạy con ghi nhớ những chỉ dẫn sau để đảm bảo an toàn nhất khi sử dụng thang máy, thang cuốn.
Đầu tiên, khi phải di chuyển bằng thang cuốn, cha mẹ dạy trẻ phải “cúi nhìn trang phục” đầu tiên, nhất là vào mùa đông con thường đi giày, đeo khăn. Nếu bất cẩn dây giày hoặc gấu quần, vạt khăn vướng vào khe thang cuốn trẻ sẽ bị ngã rất nguy hiểm.
Tiếp theo, cha mẹ cần dạy trẻ đứng vào giữa thang cuốn, không chạy nhảy, ngồi hoặc đùa nghịch, dựa vào thành của thang. Nếu con còn nhỏ, cha mẹ luôn luôn để mắt và nắm tay con khi đi thang cuốn.
Với thang máy, dù có vẻ ít nguy hiểm hơn nhưng thực chất trẻ lại dễ gặp tai nạn ở thiết bị này nhất. Hãy tưởng tượng cửa thang máy đóng rất nhanh, thời khắc đó trẻ thấy một đồ vật bé thích trước mặt và chạy đến ngay lập tức?

Đọc thêm: Bài tập phát triển tư duy cho trẻ tại nhà.

Do vậy, cha mẹ hãy dạy con nắm tay người lớn khi đi thang máy, hỏi ý kiến trước khi hành động và tuyệt đối không đùa nghịch, hoặc đứng gần cửa ra vào. Đây không chỉ là phép lịch sự tối thiểu cần dạy cho trẻ mà còn là kỹ năng an toàn nên dạy con càng sớm càng tốt.
Trẻ rất nhanh quên, và sự hiếu động, thích thú trước những đồ vật lạ mắt là bản tính đặc trưng có thể gặp ở bất cứ bé nào. Do đó, kỹ năng này phải được thực hành hằng ngày cho đến khi con hiểu và nghiêm túc lặp lại như một thói quen thì lúc đó mới có thể đảm bảo rằng trẻ đã nắm được kỹ năng an toàn khi đi thang máy.
Cha mẹ có thể hỗ trợ con thực hành bằng cách đóng các trò chơi nhập vai cùng con, hoặc hướng dẫn trẻ chơi cùng với đồ chơi giả tưởng, con đóng vai là người hướng dẫn thì sẽ rất ghi nhớ rất nhanh.

Đọc thêm: 5 quy tắc lịch thiệp trên bàn ăn mẹ cần dạy cho bé.

Dạy trẻ khả năng “kết nối” khi đi lạc

antoan4

Để đảm bảo an toàn cho con nơi công cộng thì cha mẹ phải xây dựng mọi giả thuyết có thể xảy đến với con. Khi trẻ bắt đầu nói sõi, cha mẹ cần dạy con học thuộc số điện thoại, tên bố mẹ, địa chỉ nhà là những thứ cơ bản nhất con phải thuộc.
Có nhiều cách để con ghi nhớ, nhưng hiệu quả nhất chính là dạy con dưới dạng đố vui có thưởng, hoặc cha mẹ tự tạo ra tình huống tại nhà để con được “thực hành” lặp đi lặp lại, não bộ của trẻ sẽ tự động ghi nhớ rất lâu sau đó.
Điều tiếp theo cần dạy con đó là, khi bị lạc thì nguyên tắc đầu tiên phải hướng dẫn con bình tĩnh, không di chuyển và ngay lập tức gọi to tên cha mẹ, người thân đi cùng.

antoan5

Đọc thêm: Câu chuyện giúp bé rèn luyện nhân cách.

Không được tùy tiện đi theo người lạ, chỉ được phép “kết nối”, nhận sự giúp đỡ của những người trong vòng tin cậy được cha mẹ cho phép như bác bảo vệ, cô nhân viên (đã được cha mẹ cho xem hình ảnh, đồng phục, huy hiệu, bảng tên tượng trưng từ trước đó).
Một phương pháp đơn giản nhưng khá hữu hiệu đó là chuẩn bị một mẩu giấy có ghi số điện thoại và địa chỉ của cha mẹ cho con đem theo bên mình cùng với một chiếc còi đeo lên cổ bé. Trong nhiều trường hợp thì cách này đặc biệt hiệu quả, nhất là ở những nơi đông đúc như sân bay, khu vui chơi ngoài trời có không gian rộng lớn và những dịp đi chơi xa. Với thông tin này khi bị lạc thì trẻ có thể nhờ người tin cậy (chú công an, bác bảo vệ, cô nhân viên có đồng phục và đeo thẻ…) liên hệ với bố mẹ, hay đơn giản nhất là trẻ sẽ thổi còi thật to giúp người thân tìm được vị trí của trẻ.
Nếu chưa từng hướng dẫn con những kỹ năng cơ bản này thì dù con đang ở độ tuổi nào đi chăng nữa, hãy dành thời gian cùng con “thực hành” những kỹ năng này ngay hôm nay cha mẹ nhé!

Lan Anh.

Đọc thêm: Thay vì nói KHÔNG với trẻ, mẹ có thể nói theo cách này.

Leave a Reply