Những quan điểm giáo dục kinh điển

1. Gần gũi với thiên nhiên

Những đứa trẻ thường xuyên gần gũi với thiên nhiên thì sẽ có tính bền bỉ rất cao và chúng cũng sẽ rất hiểu một điều rằng: rễ phải cắm thật sâu. Hãy tận dụng tối đa thiên nhiên xung quanh – đây là một phòng học tuyệt vời nhất.

Sách: Phương pháp giáo dục mới giúp trẻ thông minh sáng tạo – Vũ Hòan, Hà Sơn biên soạn – NXB Lao động.

2. Phòng còn hơn tránh

Bất kể việc gì, không nên để sự việc xảy ra rồi mới yêu cầu trẻ phải thế này, thế kia, bạn muốn trẻ như thế nào, thì cần có sự răn đe khuyên bảo từ xa. Không nên chờ đợi đến khi sự việc xảy ra rồi, khi trẻ đã đắm chìm trong sự say mê mù quáng, mới đao to búa lớn. Làm như vậy chỉ tổ “thêm dầu vào lửa”, con cái càng xa lánh bạn. Những bậc cha mẹ biết nhìn xa trông rộng đều biết khôn khéo ngăn chặn ngay từ khi sự việc hãy còn trong trứng nước.

Nguồn: Em phải đến Harvard học kinh tế.

3. Để chuyện li hôn không ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ

Bất lợi lớn nhất trong chuyện cha mẹ ly hôn là dễ dẫn đến khiếm khuyết về mặt tâm lý của con cái. Nếu do quá nuông chiều (hoặc trong lòng luôn oán giận) mà người lớn đối xử với trẻ trong một trạng thái tâm lý không bình thường (hoặc là nuông chiều, nhượng bộ, hoặc là luôn chửi rủa đánh đập, hoặc thả lỏng vì cho rằng trẻ chỉ là một gánh nặng…). Nếu vậy thì sẽ tạo ra một khiếm khuyết không thể bù đắp trong tâm lý trẻ.

Để tránh những bi kịch như vậy, tâm lý của người cha hoặc người mẹ nuôi con một mình phải thật lành mạnh, phải cố gắng để con thấy được gia đình mình cũng chẳng khác gì so với những gia đình có cả cha lẫn mẹ, mình cũng bình thường như mọi đứa trẻ khác.

Nguồn: Em phải đến Havard học kinh tế.

4. Học sinh thông minh là người thế nào?

Động lực là yếu tố đầu tiên, nhưng những học sinh thông minh không bị thúc đẩy phải học tập chăm chỉ vì mục đích nào đó hoặc để làm vui lòng ai đó. Họ chủ yếu học để tự làm hài lòng chính mình.

Khi nhắc đến trí thông minh, không có nghĩa là chúng ta nhắc tới chỉ số IQ. Loại trí thông minh cần thiết và hữu dụng trong trường học cũng như trong cuộc sống thường ngày, không phải là một khả năng thiên bẩm. Thay vào đó, nó chính là một thói quen.

Học sinh thông minh sở hữu những thói quen, sự ưu tiên và chiến lược khác biệt bởi họ có cách nhìn về trường học, quá trình học và thậm chí cả bản thân họ một cách hoàn tòan khác biệt.

Nguồn: Sách Phương pháp học tập hiệu quả / NXB Kinh tế quốc dân.

(Nguồn ảnh: Everystockphoto)

5. Dạy con tập đọc thôi chưa đủ

Đừng dừng lại ở việc dạy con bạn tập đọc. Hãy dạy chúng đặt câu hỏi về những gì mà chúng đọc. Hãy dạy chúng đặt câu hỏi về mọi thứ. (Gorge Carlin)

Nguồn: Sách Làm sao để con thích học.

6. Chấp nhận con người thật của trẻ

Chấp nhận con người thật của trẻ là cách duy nhất khiến trẻ thay đổi, giúp trẻ tự do suy nghĩ về con người mình muốn trở thành, từ đó, trẻ sẽ nâng cao khả năng nhận thức, học tập của bản thân.

Nguồn: Sách Làm sao để con thích học.

Các tế bào não bộ kết nối với nhau như thế nào?
Phương pháp phát huy tối đa tiềm năng của trẻ

7. Lời nói của thầy cô và cha mẹ

Cha mẹ và thầy cô nói với trẻ như thế nào, trẻ sẽ cảm nhận về bản thân như thế ấy. Lời nói của họ ảnh hưởng đến lòng tự trọng và cách trẻ tự đánh giá bản thân. Hay nói rộng ra, cách nói của cha mẹ và thầy cô giữ vai trò quyết định đối với số phận trẻ.

Nguồn: Haim Ginott.

(Còn tiếp…)

Những bài viết được yêu thích:

Giáo dục bằng kỷ luật hay tình cảm.
14 bí quyết để thành công trong việc giáo dục lễ nghĩa học từ chuyên gia Nhật Bản.
Những sai lầm của người lớn ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của trẻ.
Những cách giúp con phát triển khả năng sáng tạo.

 

Leave a Reply