Sửa sai trẻ như thế nào để không làm giảm đam mê khám phá của trẻ?

Phạm sai lầm là điều không thể thiếu trong suốt hành trình lớn lên của trẻ, nhất là trong giai đoạn tư duy còn non nớt. Là cha mẹ, chắc hẳn bạn luôn muốn tìm cách dạy con, sửa sai cho con thật hiệu quả để trẻ trở nên ngoan ngoãn hơn và không tái phạm trong tương lai.

Nhưng sửa sai không khéo sẽ khiến trẻ dần dà trở lên nhút nhát, không dám khám phá những điều mới mẻ. Vậy sửa sai một đứa trẻ như thế nào cho đúng, cho thật hiệu quả? Bài viết sau đây sẽ đưa tới bạn 3 cách dự phòng và 2 cách thực hiện khi sửa sai cho trẻ.

Hãy luôn luôn cho con cơ hội thử nghiệm bằng sự yêu thương

Trong 3 thần khí trong giáo dục được tiến sĩ Shichida định nghĩa, ông nhấn mạnh tới tình yêu và sự tin tưởng đầu tiên, luật lệ, quy tắc được nhắc đến sau này. Điều đó có nghĩa là, để khiến cho một đứa trẻ nghe lời hơn và vượt qua các sai lầm một cách tích cực nhất đó là khi con luôn cảm nhận được sự yêu thương vô điều kiện của cha mẹ dành cho mình. Khi con thấy rằng cha mẹ luôn tin tưởng ở bản thân con thì con sẽ tự nhiên có niềm tin ở bản thân mình.

Đọc thêm: Những cách hiệu quả giáo dục lòng biết ơn cho trẻ.

how-to-install-tree-swing-1

Nếu không cần kíp thì không cần sửa sai ngay tức khắc

Trẻ tự làm rồi thất bại cũng là một cách học hiệu quả. Nếu bạn để ý bạn sẽ thấy trong cuộc sống thường ngày có rất nhiều tình huống không cần kíp nhưng cha mẹ cứ “quen thói” sửa sai ngay tức thì sau khi trẻ bắt đầu làm. Kể cả những việc đơn giản như trẻ đi dép, xếp hình, dọn đồ,…Việc sửa sai tại ngọn theo kiểu đó không khiến trẻ có khả năng ghi nhớ sâu sắc những bài học này.  

Thay vào đó hãy cho con một khoảng thời gian nhất định (30p, 1 giờ…) để con loay hoay tự làm theo ý con, để con làm sai rồi làm lại bao nhiêu lần cũng được. Sau đó, bạn chọn thời điểm thích hợp để cùng con giải quyết vấn đề. Nhưng lưu ý hãy luôn coi con là trung tâm của công việc. Kể cả con có giải quyết được hãy cùng con thảo luận xem có cách nào tốt hơn không.

Cho con hiểu con phải có trách nhiệm với việc làm của mình

Ngoài hai điều trên thì đây là hành động dự phòng thứ ba mà cha mẹ nên làm. Chắc hẳn bạn luôn muốn con trở thành một đứa trẻ xông xáo, nhiệt tình trong nhiều vấn đề của cuộc sống? Tôi cũng vậy. Thế nhưng đứa trẻ của bạn sẽ không thể trở lên như thế nếu cứ làm sai một chút đã bị bạn chỉ trích, chê bai, mắng mỏ. Đó không phải là cách giáo dục tích cực vì sẽ làm thui chột đam mê và ham muốn của con mình. Thay vào đó, bạn cần khuyến khích con làm nhiều việc nếu con muốn nhưng hãy nhẹ nhàng giải giảng giải cho con rằng con phải có trách nhiệm với việc làm của mình. Đó là, con phải khắc phục hậu quả, dọn dẹp những thứ do con tạo ra, hạn chế ảnh hưởng đến người xung quanh, xin lỗi khi con làm sai….

Ngoài ra, bạn nên giúp cho trẻ hiểu được sự trông đợi của bố mẹ và điều sẽ xảy đến cho chúng nếu chúng làm sai mong muốn của bạn. Bạn có thể cho trẻ biết về những hậu quả mà hành động sai trái của chúng sẽ gây ra bằng cách giải thích mối liên hệ giữa lựa chọn và kết quả. Ví dụ, bạn có thể liên kết những hành vi lỗi lầm của trẻ với một vài hậu quả bằng cách nói những điều như:

  • Thái độ giận dữ, nóng nảy của con sẽ khiến con phải về nhà sớm hơn dự định, không được ở lại công viên chơi lâu hơn.
  • Con đang đánh mất niềm tin của mọi người, của bạn bè khi con lấy trộm đồ chơi, tiền bạc.
  • Hành động đánh bạn của con đang sẽ khiến bạn bè xa lánh con hơn, và rồi con sẽ cô đơn.
  • Con đã đánh mất niềm tin của mọi người vì con đã nói dối,…

Đọc thêm:

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ảnh hưởng tới tư duy của trẻ như thế nào?

EQ gồm những yếu tố nào?

m-quyen-tre-em-1486514332973

(Nguồn ảnh: báo Dân trí)

Dạy trẻ cách rút ra bài học từ những lỗi lầm

Nhiều khi, trẻ em cần được học hỏi từ trải nghiệm không vui của mình để nhận ra rằng quy định về những hành vi đúng đắn của chúng không phải chỉ nên xuất hiện ở nhà. Cho dù sẽ phải trải qua khó khăn, nhưng đôi khi con của bạn cần phải gặp thất bại để có thể nhận thấy được hậu quả.

Ví dụ, thay vì bạn thức khuya để làm bài tập giúp trẻ thì hãy cho trẻ nhận điểm thấp nếu chúng không chịu làm bài tập về nhà. Bài học này rất quan trọng và có ý nghĩa đối với trẻ lớn vì chúng sẽ bắt đầu tạo dựng được sự tự lập và dành được niềm tin ở bố mẹ.

Nếu con của bạn cố ý làm hỏng đồ chơi, bạn không nên mua món đồ chơi mới ngay lập tức cho bé. Cách làm này sẽ giúp trẻ học hỏi về tinh thần trách nhiệm và hiểu rõ cảm giác khi mất đi một thứ gì đó quan trọng. Từ đó, trẻ sẽ biết quý trọng đồ chơi của mình hơn.

Ngoài ra, trẻ em ở mọi lứa tuổi cần phải học cách tôn trọng người khác. Do đó, bạn không nên can thiệp nếu con của bạn không được mời tham dự một buổi tiệc sinh nhật hoặc một trò chơi tập thể nào đó vì chúng đã cư xử không tốt với những người bạn khác.

Sửa sai cho trẻ cần nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhưng phải tinh tế

Não trẻ em có ít nếp nhăn do những nơ-ron thần kinh chưa liên kết chặt chẽ với nhau. Vì vậy, trẻ thường có hiện tượng nói trước quên sau. Do đó, bạn cần nhắc đi nhắc lại nhiều lần cùng một vấn đề thì trẻ mới nhớ được. Việc này cũng cần phải được thực hiện linh hoạt, tránh làm kiểu như “mẹ đã bảo con rồi” “sao con ngốc thế”….mà hãy tinh thế và đi thẳng vào nội dung dạy trẻ cách sửa sai chứ không phải cằn nhằn, phê bình nặng lời với trẻ. Lời phê bình, góp ý của bố mẹ cần mang tính xây dựng, không chỉ trích nặng nề, giọng điệu nên bình thản, nhẹ nhàng. Nếu có thể hãy sửa sai khi chỉ có bạn và trẻ để tránh làm tổn thương tới lòng tự trọng non nớt của con.

Hy vọng qua bài viết này, bố mẹ sẽ biết được cách sửa sai một đứa trẻ như thế nào cho đúng. Từ đó, các bạn sẽ dạy con hiệu quả hơn, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển trí não và tư duy của trẻ hôm nay và mai sau.

Leave a Reply