Tại sao cần cho trẻ trải nghiệm? Cha mẹ nên cho trẻ trải nghiệm như thế nào?

Giáo dục thông qua trải nghiệm là một phương pháp chứa đựng nhiều ưu điểm và kích thích được những tiềm năng trí tuệ của trẻ. Trải nghiệm giúp phát huy được sự phù hợp giữa phương pháp và mô hình để mang lại một kết quả tốt nhất.

Trải nghiệm là quá trình nhận thức, khám phá thế giới xung quanh, khám phá cuộc sống bằng việc tương tác với các đối tượng thông qua các thao tác vật chất bên ngoài qua các giác quan của con người như sờ, nếm, nhìn, ngửi,… Đồng thời, sự tương tác ấy cũng kết hợp với quá trình tâm lý bên trong như suy nghĩ, tư duy, tưởng tượng,… Qua đó, chúng ta có thể tìm tòi, học hỏi, sáng tạo, tiếp thu, tích lũy được những kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện dần những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.

Đọc thêm:

Khám phá về tư duy và não bộ.

Kinh nghiệm hay làm cha mẹ.

Tầm quan trọng của trải nghiệm trong việc hình thành tư duy của trẻ

Trẻ tiếp thu qua trải nghiệm

Nhà khoa học Montessori khẳng định rằng “Trẻ tự rèn luyện mình trong mối quan hệ với môi trường”. Điều này có nghĩa là những gì mà trẻ tiếp thu được phải thông qua hoàn cảnh sống bên ngoài, thông qua những hoạt động tương tác trực tiếp của trẻ với môi trường xung quanh.

Đôi tay là công cụ của trí tuệ

Một trong những tư tưởng triết lý của Montessori là chúng ta không nên xem trọng trí óc hơn là đôi tay, mà phải kết hợp cả hoạt động của trí óc với hoạt động của đôi tay tạo thành một hoạt động sáng tạo song hành. Montessori cho rằng đôi tay là công cụ của trí tuệ và khẳng định đôi tay phối hợp với bộ não để tạo nên trí thông minh cho trẻ. Chính vì vậy, “trải nghiệm” theo quan điểm của Montessori nhấn mạnh việc học được tiến hành thông qua những tương tác thực tế với môi trường bằng sự kết hợp của nhận thức cảm tính và lý tính, đó là một phần rất cần thiết để trẻ phát triển toàn diện hơn.

Hoàn thiện kỹ năng và tư duy

Nhờ học trải nghiệm, các giác quan của trẻ và tư duy của trẻ cũng phát triển rất mạnh. Những hoạt động thực tế khách quan, đẩy mạnh thực hành nên các kỹ năng, những kinh nghiệm của trẻ ngày càng trở nên dồi dào hơn và thành thạo hơn theo thời gian.

Đọc thêm: Sửa sai trẻ như thế nào để không làm giảm đam mê khám phá của trẻ.

Gây dựng niềm đam mê

Hơn thế nữa, chính những trải nghiệm thực tế đã giúp trẻ hình thành nên sự đam mê về thế giới xung quanh dựa trên sự phát huy những tri thức, thúc đẩy cho những hành vi và thái độ tích cực trong cuộc sống, đồng thời góp phần nuôi dưỡng niềm đam mê, sở thích của trẻ trong tương lai.

Không trải nghiệm, không thể sáng tạo

Cuối cùng, trong thang cấp độ tư duy Edward de Bono, các mức độ tư duy được sắp xếp từ thấp đến cao như sau: Ghi nhớ → hiểu biết → ứng dụng → phân tích → đánh giá → sáng tạo. Qua đó, chúng ta thấy trải nghiệm sẽ phù hợp với cấp độ ứng dụng của tư duy. Nếu không thực hiện bước này, trẻ sẽ không thể có khả năng tư duy bậc cao (sáng tạo). Vậy thì, bạn có còn nghĩ rằng chỉ cần “chỉ bảo” trẻ thôi là đủ?

gagr

Bạn nên cho trẻ trải nghiệm như thế nào?

Trải nghiệm khám phá thế giới xung quanh không chỉ dừng lại ở việc học lý thuyết, ghi nhớ các công thức, các quy luật mà quan trọng là học thông qua quá trình truy vấn, nghĩa là đi từ đặt câu hỏi, thực hành và tương tác. Có rất nhiều kỹ năng mà trẻ có thể học được thông qua trải nghiệm thực tiễn như: kỹ năng quan sát, phân loại, phân tích vấn đề, sáng tạo, quyết định, học tập nhóm, phát huy kỹ năng giao tiếp,…

Việc tổ chức các trải nghiệm nên tùy vào điều kiện, hoàn cảnh gia đình cũng như khả năng tiếp nhận của trẻ. Trong quá trình trải nghiệm, trẻ không chỉ giữ vai trò là người tham gia mà còn là chủ thể thực hiện các tương tác với đối tượng. Từ đó, trẻ có khả năng kiến tạo những kiến thức mới trở thành kinh nghiệm cho bản thân mình.

Với các trẻ nhỏ ở giai đoạn 0-3 tuổi, cha mẹ nên cho con một môi trường phong phú, hài hòa về màu sắc, âm thanh, ngôn ngữ, hình ảnh để giúp trẻ tiếp thu bị động thông qua 5 giác quan. Sự trải nghiệm ban đầu này mang tính tích lũy giúp bé sớm trưởng thành hơn.

Với các bé 3-6 tuổi, bố mẹ nên khuyến khích trẻ thực hiện những công việc yêu thích để sớm phát hiện năng khiếu ở trẻ. Đồng thời cho bé bắt đầu trải nghiệm việc tiếp xúc xã hội, cộng đồng, khám phá thiên nhiên, khám phá thế giới, cho bé đi ra ngoài chơi, cho bé học nhạc cụ, học ngoại ngữ… Ví dụ như muốn trẻ hiểu về quá trình hình thành một cái cây hãy để trẻ trồng cây, muốn trẻ sống tình cảm hãy cho trẻ tham gia các hoạt động sẻ chia nhân ái.

Đọc thêm: Những cách hiệu quả giáo dục lòng biết ơn cho trẻ.

kids-planting-hands-800

Nguyên tắc thực hiện đó là hãy để cho bé được hoạt động bàn tay, đôi chân và toàn bộ cơ thể nhiều nhất có thể. Sau mỗi hoạt động như thế cha mẹ nên cùng con ngồi lại để nói chuyện, tìm hiểu cảm xúc và suy nghĩ của trẻ giúp trẻ hình thành tư duy logic, suy luận sau này.

Nói tóm lại, trải nghiệm thực tế giữ vai trò rất quan trọng trong sự phát triển tư duy của trẻ. Nếu vận dụng một cách khoa học phương pháp giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori, trẻ sẽ phát triển toàn diện hơn, thông minh hơn. Vì vậy, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa việc dạy học bằng các hoạt động trải nghiệm trong tương lai.


Khám phá các bài viết được ưa thích tại đây.

Leave a Reply